3 tháng 7, 2016

CÂY TRE

CÂY TRE
Tôn Nhật Quang

Tác giả: Thép mới

Cây tre là người bạn thân của nông thôn Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam.
Nước Việt Nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau
Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là cây tre nứa
Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi… đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn
Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non mọc thẳng
Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt
Dáng tre vươn mộc mạc, mầu tre tươi nhũn nhặn
Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc
Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người
Nhà thơ có lần ca ngợi: Bóng tre trùm mát rượi
Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn
Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái chùa cổ kính
Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời
Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang
Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp
Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm công nghìn việc khác nhau
Tre là cánh tay của người nông dân
Cánh đồng ta năm đôi ba vụ Tre với người vất vả quanh năm
Tre với người như thế đã mấy nghìn năm
Một thế kỷ “văn minh” “khai hóa” của thực dân cũng không làm được một tấc sắt
Tre vẫn còn phải vất vả mãi với người
Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc
Trong mỗi gia đình Việt Nam, tre là người nhà, tre khăng khít với đời sống hàng ngày
Dang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa:
Lạt này gói bánh chưng xanh Cho mai lấy trúc, cho anh lấy nàng…
Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ
Các em bé còn có đồ chơi gì nữa ngoài mấy que chuyền đánh chắt bằng tre
Tuổi già hút thuốc làm vui
Với chiếc điếu cày tre là khoan khoái
Nhớ lại vụ mùa trước, nghĩ đến những mùa sau, hay nghĩ đến một ngày mai sẽ khác…
Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm trên giường tre, tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thủy
Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất
Người xưa có câu: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”
Tre là thẳng thắn, bất khuất!
Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta
Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc
Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí
Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng lên Thành đồng Tổ quốc!
Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù
Tre xung phong vào xe tăng, đại bác
Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín
Tre hy sinh để bảo vệ con người
Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu
Tám, chín năm trường kỳ kháng chiến giải phóng, ta đã trải những ngày cơm thiếu gạo khan
Có anh bộ đội nào quên được vị măng đắng, măng nứa
Trong rừng sâu, còn đốt nứa lấy than ăn muối
Tre nứa thương anh bộ đội, tre nứa lại nuôi anh
Tre yêu anh bộ đội, vì anh bộ đội chính là người nông dân mặc áo lính
Khói lửa xông pha, tình ta càng thêm keo sơn gắn bó
Ngày xưa, về đời vua Hùng Vương, có người anh hùng cứu nước làng Gióng
Người anh hùng làng Gióng đuổi giặc Ân, nhổ tung bụi tre, vung lên thay gậy sắt
Tre của người anh hùng đời xưa đã dẹp tan quân giặc nước
Tre thời nay lại có những anh hùng của thời nay
Tre anh hùng của một dân tộc anh hùng
Tre đi vào cuộc trường chinh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Tre phá đồn giặc, tre đi xung kích
Những đòn tre, những thang tre, những liếp nứa đã bắc qua cầu, đã mở đường cho anh bộ đội tiến lên… nước Việt Nam tiến lên
Không một trở lực nào ngăn được bước chân anh bộ đội, vì anh bộ đội có nhân dân
Những người dân công, những người cha, những người mẹ, những người chị, những người vợ, những người thân yêu nhất của anh bộ đội, đi dân công phục vụ tiền tuyến
Đường xa, gánh nặng, bước chân đi thoăn thoắt
Dốc núi, đèo cao, đòn gánh kĩu kịt…
Bộ đội qua sông, thì có ngay bè nứa vạn chài và những thuyền nan tre, sẵn sàng phục vụ chuyển quân
Từ thuở ấy mới có câu: Bộ đội với dân như cá với nước…
Có ai quên được những chuyến đò ngang qua vị trí quân thù…
Tình quân dân còn sâu nặng hơn tình cá với nước
Điệu “hò kéo pháo” vang lên là giai đoạn mới của cuộc trường chinh bắt đầu
Trong ta không phải chỉ có tre nứa:
Ta đã cướp được súng của giặc bắn vào đầu giặc
Những khẩu đại bác, chiến lợi phẩm Biên giới, Nghĩa Lộ, Hòa Bình, đi lên mặt trận Điện Biên Phủ
Tre nứa lại bạn cùng sắt, thép
Chạc nứa, đòn tre cõng pháo đi lên.
Tre đã dự trận Điện Biên Phủ
Chiến thắng đi lên!
Và đây là những bước chân đi vang tiếng nhạc của cuộc hành quân chiến thắng, với quang vinh trên những lá cờ còn in khói lửa và dấu bụi trường chinh
Giờ đây ta không phải chỉ có tre, có nứa
Những người anh hùng của thời nay đã đến lúc có sắt, có thép trong tay
Tre với anh bộ đội
Tre hòa tiếng hát khải hoàn
Giữa đoàn quân nhạc, rộn vang lên mười cây sáo trúc
Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê
Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê
Diều bay, diều lá tre bay lưng trời… Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời… Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều
Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông hãy lắng nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre…
“Tre già măng mọc”
Măng mọc trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi Việt Nam
Lứa măng non của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Các em, các em rồi đây lớn lên, sẽ quen dần với sắt, thép và xi-măng cốt sắt
Nhưng, nứa, tre còn mãi mãi với các em, còn mãi với dân tộc Việt Nam, chia bùi sẻ ngọt của những ngày mai tươi hát, còn mãi với chúng ta, vui hạnh phúc hòa bình
Ngay mai, trên đất nước này, sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa
Nhưng, trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát
Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình
Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi
Những chiếc đu tre vẫn dướn bay bổng
Tiếng sáo diều tre cao vút mãi…
Cây tre Việt Nam!
Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm
Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

TRE VIỆT NAM

TRE VIỆT NAM
Nguyễn Duy

Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ, nên thành tre ơi!

THƯỜNG DÂN

THƯỜNG DÂN
Nguyễn Long

Đông thì chật, ít thì thưa
Chẳng bao giờ thấy dư thừa thường dân
Quanh năm chân đất đầu trần
Tác tao sau những vũ vần bão giông.

Khi làm cây mác cây chông
khi thành biển cả khi không là gì
Thấp cao đâu có làm chi
Cỏ ngàn năm vẫn xanh rì cỏ thôi.

Ăn của đất, uống của trời
Dốc lòng cởi dạ cho người mình tin
Ồn ào mà vẫn lặng im
Mặc ai mua bán nổi chìm thiệt hơn

Chỉ mong ấm áo no cơm
Chắt chiu dành dụm thảo thơm ngọt lành.
Hòa vào trời đất mà xanh

Vô tư mấy kiếp mới thành thường dân…

21 tháng 5, 2016

GIẢI LAO THỀU THÀO TÝ



GIẢI LAO THỀU THÀO TÝ 
Đang ngồi làm việc vừa đau lưng vừa mỏi gối - Bấm "cave" để lưu lại rồi ngả lưng ra phía sau định bụng nghỉ tẹo. Nào ngờ đè trúng cục gạch chắn giấy đau tê tái cả người.
Mình thì có tý mê tín, nên cho là có ai nhắc nhở đây. Mặt chưa hết méo mình nhổm dậy bật faboook xem tý cho vui.
Èo ôi! gặp ngay bài viết của tác giả HN. Đọc bài viết mình liên tưởng lại trong một nghị quyết nào đó, năm nào đó có ghi: Phấn đấu đạt mục tiêu Miền Núi đuổi kịp miền xuôi, Nông thôn đuổi kịp thành thị... Còn Thị xã Thái Hòa được công nhận đạt danh hiệu nông thôn mới.
Thì eo ôi! Tuyệt thật.
Thế là Thành thị đã đang phấn đấu đuổi kịp Nông thôn.
Vậy có thơ rằng:
.
XUỐNG LÊN
Thăng Hải
.
Đang ở bậc cao thì phải xuống
Để rồi dưới thấp mới trèo lên
Đúng là mấy bố nhiêu khê quá
Riêng tớ ngày nào cũng xuống lên.

7 tháng 4, 2016

CĂN VẶN


CĂN VẶN
Hải Thăng

Tôi là người Kinh dòng Kinh Bình dị, sống hiền hòa, nhân ái luôn muốn giải quyết các mâu thuận bằng phương pháp hòa bình.

1 tháng 4, 2016

ĐÔI LỜI XIN ĐƯỢC CẢM THÔNG


ĐÔI LỜI XIN ĐƯỢC CẢM THÔNG
Hải Thăng

Nói bận thì cũng chả bận gì.
Mà nói là không bận thì cũng không đúng; bởi tôi có rất ít thời gian giành cho blog. Cụ thể hơn thời gian rỗi rãi của tôi chỉ tính bằng năm, mười phút một xen kẽ nhau. Với những mẩu thời gian ấy làm gì? viết gì?. 

SẤM TRẠNG TRÌNH và CƠ BÚT

SẤM TRẠNG TRÌNH và CƠ BÚT

Sưu tầm
Ba bài Sấm Trạng Trình chữ Nho ít được biết đến, những lời tiên đoán trùng ý với những nhà Tiên tri khác trên thế giới trong thời gian sắp tới.
BÀI THỨ NHẤT

31 tháng 3, 2016

Thơ vui: CHẾT DỞ



Thơ vui: CHẾT DỞ
Hải Thăng
Kính chào anh Búc ce Phây
Anh nhiệt tình quá hóa gây phiền hà
sơ sơ trong vài ngày qua
Chỉ riêng thông báo cũng là vô biên
Đăng bài, đăng ảnh liên miên
Luận bình cộc lốc như điên suốt ngày
Lại thêm nút "thích" trên phây
Nhiều ngài bấm chuột một ngày vài trăm
Hỏi một quý, hỏi một năm
Bao nhiêu thông báo vào nằm trong meo
.
Cứ thế này tôi đến tèo
Mất thôi......

18 tháng 3, 2016

ĐÔI ĐIỀU SUY NGHI VỀ CHUYẾN ĐI FANSIPAN

Ảnh: Hải Thăng


ĐÔI ĐIỀU SUY NGHI VỀ CHUYẾN ĐI FANSIPAN

Hải Thăng


Sau khi đi Yên Tử về, tôi được gia đình cậu con trai mời tham gia chuyến du lịch Sa Pa hai ngày. Trong chương trình có "Chinh phục đỉnh núi cao nhất Việt Nam - FANSIPAN"
Chuyến đi này gia đình tôi có ba thế hệ cùng tham gia. 

15 tháng 3, 2016

HAI GIỜ Ở BẢN CÁT CÁT (Một điểm du lịch)


HAI GIỜ Ở BẢN CÁT CÁT
(Một điểm du lịch)

Bản Cát Cát là bản đồng bào dân tộc H'Mông.
Khi chưa có cáp treo bản Cát Cát là một trong ba điểm lên FanSiPan của các tay phượt ưa mạo hiểm và là một điểm đi khó khăn, nguy hiểm nhất.
Các bạn tìm hiểu nó qua hình ảnh nhé; phía trên các dãy núi là đỉnh FanSiPan đấy.

14 tháng 3, 2016

MỘT NGÀY Ở SA PA


MỘT NGÀY Ở SA PA


Hoàng hôn trên đỉnh FanSiPan

Ra khỏi sân ga cáp treo là khu sân chùa rộng rãi, thoáng đãng. Nhiệt độ bên ngoài và trong nhà ga chênh lệch khá cao. Gió thổi mạnh, lớt phớt màn sương mỏng tràn qua sân, cảm giác lạnh giá bao trùm. Do háo hức chinh phục độ cao mà mọi người bỏ qua khung cảnh sân chùa đi lên. Khoảng 15h30' tôi xuống đến sân chùa, thật bất ngờ tôi phát hiện thấy mặt trời thấp thoáng trong mây. Việc ghi hình mặt trời lúc này hơi khó, tôi và một người bạn trong đoàn loay hoay mãi mới chụp được tấm hình có mặt trời này:

13 tháng 3, 2016

HAI GIỜ TRÊN ĐỈNH FANSIPAN


HAI GIỜ TRÊN ĐỈNH FANSIPAN

Được báo trước 2 tuần tôi nằm trong danh sách đi tham quan Sa Pa; trong đó có chinh phục FanSiPan. Trong gia đình có 6 người tham gia gồm ba thế hệ; ông bà, vợ chồng con trai và hai cháu nội. Mặc dù leo núi là nghề của tôi và đã hàng vài trăm lượt lao núi trên các địa hình khác nhau. Hàng vài trăm lượt đi trên mây, đạp trên gió mà tôi vẫn thấy háo hức, hồi hộp quá chừng. Chờ mãi sáng chủ nhật đã đến và tôi đã lên đường để trèo lên ngọn FanSiPan cao 3143 mét.
Hai giờ chiều chúng tôi đến Sa Pa, ăn cơm trưa và nghỉ ngơi chút ít là chúng tôi tiến về chân núi Hoàng Liên Sơn và đi cáp treo lên ngọn núi FanSiPan.
Sau 15 phút đi cáp treo chúng tôi đã có mặt ở ga cáp treo trên đỉnh núi và chỉ 40 phút trèo những bậc đá đẹp là lên đến đỉnh cao nhất.
Ngắm cảnh, chụp ảnh... khoảng 40 phút rồi vào ga cáp treo xuống - Hết.
Kể cũng đơn giản và nhẹ nhàng.

Háo hức là vậy, hồi hộp là vậy và hăng hái là vậy mà chưa đủ cảm hứng làm thơ như khi thăm Yên Tử. Tuy nhiên tôi cũng có hai bài thơ về chuyến đi này; tuy chưa chín đâu nhưng cũng mạnh dạn trình bày cùng các bạn:

1 tháng 3, 2016

Những hệ thống cáp treo ấn tượng nhất Thế Giới

Những hệ thống cáp treo ấn tượng nhất Thế Giới

Ngồi trên những chiếc cáp treo bốn bề là kính, xung quanh là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ luôn mang lại cho mỗi du khách cảm giác hồi hộp và phấn khích khó tả.