Mời bạn đọc Trang thơ HƯƠNG SẮC TÌNH QUÊ thưởng thức một cái tết mới của Tây Nguyên.
(http://vunglep.blogspot.com/2015/02/le-com-moi-cua-nguoi-e-e.html)
(http://vunglep.blogspot.com/2015/02/le-com-moi-cua-nguoi-e-e.html)
LỄ ĂN CƠM MỚI CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ
Người
viết: Linh Nga Niê Kđăm
Nguồn
bài: Tạp chí Hồn Việt
Đồng bào các dân tộc
Tây Nguyên không có những ngày Tết như Nguyên Đán, Trung Thu…, nhưng từ sau
ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, chính quyền các địa phương đã cố gắng tạo
điều kiện để bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên cùng hòa vào cộng đồng
người Việt trong những ngày Tết cổ truyền. Tuy nhiên, hàng năm bà con cũng có
lễ hội vào những ngày đầu hoặc cuối năm Dương lịch. Đó là lễ ăn cơm mới,
thường được tổ chức sau khi bắt đầu vào vụ thu hoạch mùa màng.
Lễ “Huă esei mrâo” -
Ăn cơm mới của người Êđê ở Đăk Lăk, thường bắt đầu vào tháng 11 (Dương lịch)
hàng năm, khi những hạt lúa đầu tiên đã được mang về nhà. Thuở xa xưa, lúa
dùng để cúng Yàng (trời) phải được trỉa ở một đám đất riêng biệt, rộng khoảng
2m. Mảnh đất này gia đình nào cũng phải có, không được trồng trọt một thứ gì
ngoài cây lúa để cúng tế các Yàng, hoặc làm ma chay khi cha mẹ qua đời.
|
Lúc
chuẩn bị trỉa lúa ở mảnh “đất linh thiêng” này, bà con phải làm lễ cúng rất chu
đáo, và luôn chăm sóc đám lúa rất công phu cho đến ngày thu hoạch. Khi lúa
chín, người đàn bà (chủ nhà), hoặc cô con gái lớn nhất, phải bứt bằng tay (suốt
lúa), không được dùng cật nứa để cắt như lúa thường. Lúa này, nếu cúng xong còn
dư, có thể rang lên, hoặc để dành, không được ăn, bán, đổi, hay cho người khác.
Từ
tháng 11 trở đi, thiên nhiên đã vào mùa khô. Bầu trời cao nguyên trong vắt, cao
thăm thẳm, gió lồng lộng, nắng vàng ươm, khí trời se se lạnh rất dễ chịu. Lòng
người hồ hởi bởi vẻ đẹp của thiên nhiên sau những tháng mưa dầm, nhưng cái
chính là mùa no đủ chắc chắn đã đến.
Trong
bài cúng của M’Yâo sẽ có câu: “Mưa rừng đã tạnh, cái lạnh đã qua, lúa đã
về nhà. Ta mời các Yàng về ăn cơm mới”, lễ mừng cơm mới không có ngày tháng quy
định chính thức. Gia đình nào suốt lúa xong sớm, cúng trước. Nhà nào gặt xong
sau, cúng sau. Chọn được ngày tốt, đẹp trời, gia đình sẽ thông báo với bà con
thân thuộc và bạn bè buôn gần, buôn xa. Ai cũng có thể đến dự lễ ăn cơm mới. Ai
có hảo tâm, tùy hoàn cảnh thì tham gia đóng góp. Dù ít, dù nhiều gia chủ cũng
trân trọng đón nhận. Đó là một trong những yếu tố cộng đồng của các dân tộc
thiểu số Tây Nguyên.
Từ
mấy ngày trước, các cô gái lớn trong gia đình đã rủ bạn bè giã gạo chuẩn bị cho
lễ cúng. Tiếng chày đôi, chày ba thậm thịch vang lên trong bình minh hay những
lúc hoàng hôn buông xuống. Hương lúa mới, cả hương hoa cà phê nở sớm từ trên
rẫy theo những cơn gió cao nguyên lồng lộng khắp đại ngàn, tràn về trong nắng
vàng óng ả. Náo nức cả buôn. Ngày được chọn đã tới.
Sáng
sớm, cả buôn đã nhộn nhịp. Ai có việc phải đi lên rừng, vô rẫy thì hãy đi cho
sớm, rồi về (bởi lễ thường bắt đầu vào buổi trưa). Người già chuẩn bị áo, váy,
khố đẹp cho mình và cho lũ trẻ. Lớp trung niên ai khéo tay sẽ tới làm
cột gơng - dùng để cột ché rượu chính trong lễ cúng - hoặc chuẩn bị
các con thịt. Trai tráng lo bẻ lá, khiêng nước đổ ché rượu. Còn các bà bận rộn
quanh bếp lửa.
Hoàng
hôn cài then ngoài cửa rừng, tiếng chiêng nổi lên dồn dập, náo nức thúc giục
những bước chân khách xa, khách gần. Ai nấy đều ăn mặc đẹp. Váy, áo, khố, khăn
choàng mới vẫn cất kỹ trong các gùi (piêu), nay được đem ra, đỏ đen rực rỡ.
Trên váy áo nữ, những tua chỉ đỏ kết dài đung đưa xuống tận tà áo, một góc nhỏ
bằng bàn tay của chiếc m’yêng buông xuống bên hông làm duyên, khiến bước đi của
họ uyển chuyển như công múa.
Rượu
cần đã cột kỹ vào gơng hrai, lá đã lèn chặt và nước đã rót đầy các ché.
Cần rượu cũng đã săm soi kỹ để không bị nghẽn tắc, và cắm vào chính giữa ghè
rượu. Gia chủ mời khách nam ngồi trên những chiếc chiếu trải đầy gian khách
(đinh gar). Khách nữ ngồi kín gian chủ (đinh ôk) cùng với các nữ chủ nhân.
Trên
chiếc chiếu mới trải giữa nhà, phía trong những ché rượu (tùy theo mức độ mùa
màng mà cột từ 1-3-5 ché, chủ nhà bày ra chiếc đầu heo, những chén đồng đựng
huyết, thịt heo (mỗi thứ một ít, nhưng phải đầy đủ, không được thiếu thứ gì).
Thầy cũng cầm cần hút rượu vào chén đồng, đặt trước mặt nữ chủ nhân cao tuổi
nhất: người nhận lễ. Dàn chiêng trổ tài diễn tấu.
Mjâo
ngửa mặt lên trời, hai bàn tay nắm lại, khấn: “Ơ Yàng ở phía Đông, Yàng ở
phía Tây, Yàng trên mây, Yàng dưới nước, các Yàng đất, Yàng rừng… Yàng đã ban
cho chúng tôi mưa thuận gió hòa, cho lúa bắp sinh sôi. Nay tôi suốt lúa một
gùi, tôi bẻ bắp một giỏ. Tôi cột ché rượu này mời các Yàng về ăn cơm mới. Rượu
này thần uống. Cơm này thần ăn. Mùa sau lại cho chúng tôi chân tay mạnh khỏe,
lúa bắp tràn đến nóc đầy khắp nhà. Lời tôi ước xin các Yàng hãy nhận. Lời tôi
cầu xin các Yàng hãy nghe. Ơ Yàng!”.
Khấn
xong, thầy cúng cầm bát rượu hòa huyết heo bôi ba lần lên chân bà chủ nhà, rồi
cùng vài người già trong gia đình, trong dòng họ trèo lên nhà kho để lúa (Sang
Mdiê) khấn thần lúa, cắt cổ con gà, nhỏ vài giọt máu xuống vựa lúa. Họ trở lại
nhà sàn, bôi rượu huyết vào cầu thang, cột nhà, thành bếp… Vậy là gia đình này
đã được các vị thần linh ban phước và che chở.
Thầy
cũng mời người phụ nữ chủ gia đình cầm cần ché rượu đầu tiên. Sau đó mới trao
cần cho chồng, sang tay nối tiếp cần rượu các ché thứ 1, thứ 2, thứ 3… Từ lúc
này trở đi, cần rượu không được buông khỏi tay người.
Thế
là xong phần nghi lễ. Tất cả trong tiếng chiêng dồn dập. Tiếng chiêng vang xa
như bay bổng lên chín tầng mây, như luồn xuống đáy vực, báo với các vị thần
linh, với cộng đồng cái đói không còn đe dọa nữa.
Những
người già được mời uống rượu trước, đến trung niên rồi thanh niên. Nữ trước,
nam sau. Uống sao cho nghiêng ngả nhà dài, cho phiêu diêu cặp mắt người già
trong phút giây nhớ về quá khứ, cho chuyếnh choáng bước chân người trẻ và lóng
lánh như mặt nước ché rượu đầy là ánh mắt con gái trong ngày hội… Uống để mừng
lúa mới chắc hạt, nặng bông.
Cứ
thế, rượu chảy tràn theo tiếng chiêng, theo những câu hát. Lễ hội cũng là mảnh
đất tốt cho nghệ thuật diễn xướng nảy nở và phát triển. Người già kể Klei
Khan răn dạy con cháu bằng chuyện xưa, người trung niên gảy đàn gông,
hát K’ứt, ôn lại những tháng ngày vất vả cho có hạt lúa hôm nay. Các bà tụ
tập nhau thầm thì thủ thỉ theo tiếng đinh tut.
Đây
cũng là dịp để nam nữ thanh niên khoe tài hát đối đáp, làm quen với nhau… Cuộc
vui cứ thế kéo dài. Từ nhà này sang nhà khác. Từ buôn nọ đến buôn kia. Cho mãi
tận tháng 3-4, lúc cúng Yàng chuẩn bị cho việc dọn rẫy mùa sau mới chấm dứt
“mùa ăn năm uống tháng” của người Tây Nguyên.
Các
lễ mừng năm mới, cúng bến nước, cầu chúc sức khỏe cho người cao tuổi, lễ thành
đinh cho con gái con trai, lễ cưới cho những lứa đôi nên duyên vợ chồng, lễ bỏ
mả cho người chết đi đầu thai kiếp khác… đều có thể tiến hành vào những tháng
này, nhờ vào sự hậu hĩnh của mùa màng. Chính vì những lễ hội nối tiếp nhau mà
làm nên “mùa ăn năm uống tháng”, cũng trùng vào dịp Tết Nguyên Đán của người
Việt.
Đầu xuân năm mới sang thăm
Trả lờiXóaTrang thơ HƯƠNG SẮC TÌNH QUÊ
LỄ ĂN CƠM MỚI CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ
Đầu xuân tăng bó hoa tươi
Chúc vui chúc khỏe yêu đời tình xuân
Mình vừa hạ sơn hôm qua, hôm nay tranh thủ thăm chợ chữ.
XóaXin chân thành cám ơn bạn đã có lòng thăm, chúc tết anh em tôi.
Xin cám ơn bạn và chúc bạn năm mới tràn đầy niềm vui.
Thăm trang Hương Sắc Tình Quê
Trả lờiXóaGặp lễ cơm mới quên về ngồi ăn
Cầu mong sức khỏe quanh năm
Thần linh che chở mùa màng bội thu.
Chúc anh một năm mới bình an và hạnh phúc anh nhé.
Ăn nhiều lục bát, thơ đường cũng ngán. Nhân ngày tết cổ truyền mình tha món này về để các bạn thưởng lãm.
XóaCám ơn TH đã đến thăm.
Chúc bạn luôn vui.