Đây mới là vẻ đep và nguy hiểm
Đường Atlantic, Na Uy. Được coi là một trong những tuyến đường đẹp nhất
châu Âu thu hút khách du lịch thế nhưng con đường này lại mang đến cho du khách
cảm giác đứng tim bởi những chặng dốc cao vút và những đợt sóng trắng xóa đập
vào thành xe.
Đường hầm Guoliang Trung Quốc. Được đào bởi người dân địa phương, đường
hầm Guoliang xuyên qua vách đá trên núi Taihang ở Trung Quốc thuộc top những
tuyến đường nguy hiểm nhất thế giới. Nó dài tới 1,2 km và chỉ rộng 4 m. Đường hầm
xuyên đá này có khoảng 30 ô “cửa sổ” thoáng với các kích thước và hình dạng
khác nhau. Vì vậy, du khách lái xe qua đây có cảm giác gió rít bên tai.
Stelvio Pass, Ý. Là một trong những cung đường có phong cảnh đẹp nhất
trên thế giới nhưng nó lại rất nguy hiểm bởi có khúc bạn phải quanh đến 180 độ.
Hàng rào bê tông ở con đường này cũng thấp và mùa đông thì băng tuyết càng làm
cho con đường nguy hiểm gấp bội.
Atlantic Road, Norway
Bắt đầu được xây dựng vào năm 1986, Atlantic Road trở thành một phần quốc lộ 64 của Na Uy và cũng nổi tiếng với danh hiệu “Con đường Du lịch cấp Quốc gia”.
Xét về tính chất nguy hiểm thì có rất nhiều con đường khác bỏ xa Atlantic Road; nhưng xét về tính mạo hiểm trong cấu trúc địa hình thì Atlantic Road được xếp vào bậc nhất không cần phải tranh cãi. Hơn thế nữa, tuyến đường này nối liền vô số hòn đảo trong vùng biển Na Uy với chiều dài là 5.2 dặm.
Trollstigen, Norway
Trollstigen, hay đơn giản còn có tên gọi “Cung đường của Troll”, được xem là con đường nguy hiểm nhất ở Châu Âu. Con đường này chật hẹp đến nỗi chiều rộng của nó ở một số khu vực thậm chí còn chưa đến 3 mét, khiến cho tình trạng giao thông nơi đây vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó, vào mùa đông thường xảy ra tuyết lở và xói mòn dẫn đến Trollstigen bị “cấm túc” từ tháng 10 đến tháng 5 hàng năm.
The Road of Death, Bolivia
“Con đường Tử thần” của thị trấn Bolivian thuộc Yungas được xem là con đường “chết chóc nhất” trên thế giới. Con đường này tọa lạc trong khu Bolivian Andes, nằm ngay giao lộ nối liền La Paz và Coroico.
“Con đường tử thần” có chiều cao 3.2km so với mực nước biển, trong khi chiều dài của nó là 38.4km. Để xứng đáng với tên gọi rợn người của mình, con đường này có bề mặt hết sức trơn trượt, dơ bẩn với những ổ gà sâu hoắm và băng ngang những khu vực khá nhỏ hẹp, đôi lúc hai chiếc xe không tài nào vượt qua nhau được.
Col De Turini, France
Col de Turini là một trong những con đường nổi tiếng nhất thế giới. Nằm ở độ cao 1.6km và trải dài 30.4 km, Col de Turini ôm trọn 34 “khúc cua” siêu hẹp và thiếu hẳn những đoạn đường dài bằng phẳng
Con đường cao tốc băng ngang núi này một phần trực thuộc Monte Carlovà là nơi cuộc đua “Night of the Knives” đã được tổ chức vào năm 2002. Các tay đua xuất phát khi bóng tối buông xuống và ánh đèn của những chiếc xe đua xé toạc cả đêm đen.
Karakoram Highway, Pakistan
“Kỳ quan thứ 8 của Thế giới” là tên gọi của đường cao tốc Karakoram bởi sự đắt đỏ và nguy hiểm vào bậc nhất của nó. Việc xây dựng được tiến hành từ năm 1966 đến năm 1986 với tổng chi phí lên đến 3 tỷ USD. Chiều dài của con đường này là 1,291km
Guoliang Tunnel Road, China
Đường hầm Guoliang ở Trung Quốc được đào cắt bên trong đá bắt nguồn từ việc các cư địa phương cảm thấy mệt mỏi khi phải đi qua quá nhiều con đường khác nhau
Tuy việc xây dựng đường hầm trên mất 5 năm nhưng sự hy sinh này không hề vô ích. Vấn đề đi lại đã được thông thương góp phần giúp người dân có thể tự do buôn bán. Nhờ lợi nhuận thu được, họ mua sắm dụng cụ lao động . Những chiếc xe đầu tiên đã bắt đầu băng qua đường hầm này vào năm 1977.
Siberian Road to Yakutsk, Russia
“Độc đạo” dẫn đến Yakutsk không gập ghềnh như những con đường nguy hiểm nhất trên thế giới. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết lại thường “đóng vai” một tên tử thần hung ác, biến con đường thành một đầm lầy khiến nhiều ô tô đi qua bị mắc kẹt lại trong nhiều tuần. Bên cạnh đó, trên con đường xấu xí này còn diễn ra những chuyện khó ngờ như một người phụ nữ mang thai đã không kịp đến bệnh viện để sinh vì giao thông quá ùn tắc.
Kabul-Jalalabad Highway, Afghanistan
Vách đá dựng đứng, những đoạn dốc quanh co, “phi công cảm tử”... là những hình ảnh mà hầu hết mọi người đều nhớ đến khi nhắc về con đường này. Thêm vào đó, từ đầu thế kỷ XIX, những tên cướp đã tập kích để tấn công khách du lịch tại đây. Từ đó về sau, khách lữ hành mỗi lần đi qua con đường này đều phải đấu tranh như trong một cuộc chiến sinh tồn.
Pasubio, Italy
Đường Pasubio, tọa lạc ở miền bắc nước Ý, không thể được xem là một đường cao tốc bình thường vì đó là một con đường chủ yếu dành riêng cho người đi xe đạp, mô-tô và người đi bộ.
Đường khá hẹp và rất trơn, vì vậy các du khách đi qua cần phải cực kỳ cẩn thận. Có lẽ đây là con đường đẹp nhất để khám phá danh lam thắng cảnh của phía bắc đất nước này. Tuy nhiên, nó có thể bị quá tải bởi “Hội những người yêu thích xe máy” vì họ chọn con đường này để thỏa mãn đam mê khám phá tốc độ của mình.
Stelvio Pass, Italy
Nằm ở phần phía đông của dãy núi Alps của Ý, con đường Stelvio Pass là mối liên kết giữa Valtellina với Merano và phần phía trên thung lũng Adige. Con đường này khá khó đi vì nó có 48 phân đoạn với tên gọi “Đinh nhọn".
Ở một số đoạn, Stelvio Pass trở nên quá chật hẹp, thậm chí không đủ chỗ cho một chiếc xe đi qua, và các sườn dốc thì khiến bạn luôn có cảm giác rất dễ "đi xuống" theo nghĩa đen.
Taroko Gorge, Đài Loan
Ở Taroko Gorge, Đài Loan, mưa lớn thường gây sạt lở và có từ 3 đến 4 cơn bão mỗi năm. Nếu muốn tận hưởng trọn vẹn chuyến du lịch tại đây, bạn nên kiểm tra dự báo thời tiết trước khi đi. Hơn hết, con đường vách núi này sẽ dành tặng món quà phong cảnh tuyệt vời cho những tay lái gan dạ và liều lĩnh nhất.
Zoji Pass, India
Mỗi khi ngọn núi kỳ quái và cổ xưa Zoji Pass đối mặt với gió và tuyết dày trong mùa đông thì xe cộ không thể qua lại nơi này.
Thậm chí ngay cả khi mặt trời chiếu sáng, những con đường quanh núi cũng quá nhỏ hẹp và xác suất xảy ra tai nạn xe hơi là khá cao. Bên cạnh đó, nếu bạn dám đi vào khu vực này, hãy cẩn thận coi chừng lao xuống vực vì không có hàng rào che chắn.
James Dalton Highway, Alaska
Đường cao tốc James Dalton dài 663km, được xây dựng với mục đích hỗ trợ việc sản xuất dầu ở Alaska. Khu vực này hầu hết bỏ hoang; chỉ có ba thành phố với dân số tổng cộng 60 người.
Những chiếc xe tải khổng lồ lái dọc theo con đường này là “thủ phạm” làm tăng đám mây bụi và bụi bẩn, khiến tầm nhìn hoàn toàn bị che phủ. Con đường cũng giăng những đầy ổ gà to đùn, như thể một đàn voi ma mút đã giẫm qua nó rất nhiều lần.
Sichuan-Tibet Highway, China
Tuyến đường cao tốc Tứ Xuyên-Tây Tạng,với chiều dài khá ấn tượng: bắt đầu từ Thành Đô ở phía Đông tỉnh Tứ Xuyên và kết thúc tại Lhasa ở phía Tây của Tây Tạng, được xem là một trong những con đường nguy hiểm nhất do thường xuyên xảy ra sạt lở đất và lở tuyết. Bạn sẽ bị mê hoặc bởi vẻ đẹp say đắm của thiên nhiên nơi đây, tuy nhiên, cần phải hết sức cẩn trọng khi lái xe trên con đường này.
Canning Stock Route, Australia
Canning Stock có lẽ là một trong những con đường xa xôi nhất trên thế giới. Tuy nhiên, nơi vắng vẻ hoang sơ này lại khơi gợi một sự hứng thú kỳ lạ đối với các nhà thám hiểm. Để tới được đây, bạn sẽ cần khoảng 3 tuần, một chiếc xe hơi, một nơi cung cấp nhu cầu thiết yếu, nước, phụ tùng thay thế, kỹ năng sống cơ bản và ít nhất là kiến thức về cách sửa chữa một chiếc xe bị chết máy. Việc nạp nhiên liệu phải được chuẩn bị trước vì chỉ có hai cột nạp nhiên liệu trên đường đi mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét