Sáu cây cầu kỳ diệu nhất thế giới
Chia sẻ
Trong hành trình tìm kiếm những cây cầu đẹp nhất thế giới, chúng tôi nhận được khá nhiều đề cử từ người dùng trên trang mạng hỏi đáp Quora.com.
BBC giới thiệu với các bạn một số cây cầu được lựa chọn do vẻ đẹp tự nhiên, vẻ kiến trúc độc đáo hay vẻ hòa hợp của chúng với phong cảnh xung quanh.
Tuyệt tác nghệ thuật - Đức
Chức năng căn bản nhất của một cây cầu là giúp con người ta đi từ điểm A tới điểm B.
Thế nhưng trong một số trường hợp, chẳng hạn như cây cầu Rakotz tại Kromlau, Đức (ảnh trên), thì cây cầu đã làm thay đổi toàn bộ phong cảnh và trở thành một tác phẩm nghệ thuật. (Heinz Wohner / Getty)
Vắt ngang bầu trời – Malaysia
Kiến trúc sư Mayur Kanaiya Gave đã thiết kế Langkawi Sky Bridge một cách hết sức đặc biệt; một dây cáp dài 125 mét uốn cầu lượn phía trên đỉnh núi Gunung Mat Cincang trên đảo Pulau Langkawi.
"Nơi đứng chơi trên cho phép du khách tận hưởng cảm giác gần gũi với cây rừng, với đời sống hoang dã," kiến trúc sư Kanaiya nói. "Đó là một cách thể hiện thái độ ứng xử nhẹ nhàng với đất mẹ." (Olaf Loose / Getty)
Vẻ đẹp tự nhiên – Ấn Độ
Thay vì dùng gạch vữa hay thậm chí là những thanh gỗ, làng Cherrapunji ở bang Meghalaya - nổi tiếng là một trong những nơi ẩm ướt nhất thế giới – dựng những cây cầu từ rễ cây.
Bộ lạc War-Khasis từ lâu đã học được cách chế ngự rễ cây ficus, một loại cây của vùng này, và dùng các ống tre nẹp giữ để cây phát triển theo hướng nhất định.
Họ làm được những cây cầu có khi dài tới hơn 30 mét và đủ chắc cho 50 người đi qua cùng lúc, theo lời Ravi Kodakandla, một người dùng của mạng Quora từ Hyderabad, Ấn Độ. (Amos Chapple / Getty)
Nằm dưới mặt nước - Hà Lan
Hầu hết các cây cầu là nhằm giúp con người đi phía trên mặt nước. Tuy nhiên, cầu chìm tại Fort de Roovere gần làng Halsteren lại nằm ở bên dưới.
Wu Zhuoyi, sinh viên ngành kiến trúc, đề cử cây cầu này bởi nó cho phép du khách đi ngang qua hào nước.
Các bức tường có chức năng giống như một con đập, ngăn không cho nước tràn vào và cầu có cấu trúc rất hài hòa với cảnh quan xung quanh, khiến người ta khó nhận ra nó nếu đứng từ xa. (Cc timtom.ch)
Trình diễn nhào lộn – London, Anh quốc
Cầu Rolling Bridge dài 12 mét ở London có thể uốn cong lên sang một bên khi tàu thuyền cần lưu thông qua lại ở Grand Union Canal tại Paddington Basin.
"Tám đoạn thép và gỗ được ráp với nhau bằng bản lề để có thể cuộn lên cho tới khi hai đầu cầu chạm nhau, tạo thành một hình bát giác," theo Koen Kas, một doanh nhân từ Bỉ.
"Mỗi thứ Sáu, cứ vào buổi trưa là cây cầu này lại “nhào lộn” cho đám đông chiêm ngưỡng." (Photofusion / Universal Images Group thông qua Getty Images)
Sự kiên cường của con người – Yemen
Kỹ sư cơ khí Achilleas Vortselas dành tình cảm đặc biệt đối với các cây cầu đá.
"Không có cây cầu hiện đại có thể so sánh với vẻ duyên dáng của những cây cầu vòm đá truyền thống," ông nói.
"Cầu đá thường thể hiện sự kiên cường của nhân loại—con người đã vượt qua trở ngại về vật lý, thậm chí chỉ bằng những phương tiện kỹ thuật khiêm tốn. Cầu Shaharah Bridge tại Yemen là một trường hợp tuyệt vời chứng minh cho điều đó. "(Alfio Cioffi / Getty)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét