24 tháng 1, 2015

“Điểm danh” trái cây Trung Quốc dễ “ngậm độc” đang bán đầy đường


“Điểm danh” trái cây Trung Quốc dễ “ngậm độc” đang bán đầy đường

Tình trạng trái cây, rau củ Trung Quốc nghi chứa hóa chất độc hại đã diễn ra lâu nay. Dưới đây là những loại trái cây Trung Quốc đang được bày bán "mập mờ" với trái cây Việt...
Trên thị trường hiện nay, hoa quả Trung Quốc tràn ngập. Bằng mắt thường, các bà nội trợ rất khó phân biệt loại quả đó xuất phát từ đâu và có bảo quản bằng hóa chất hay không.
Các cơ quan chức năng thừa nhận tình trạng trái cây, rau củ Trung Quốc nghi chứa hóa chất độc hại đã diễn ra lâu nay, cơ quan y tế đã nhiều lần lấy mẫu để kiểm tra nhưng hầu như không phát hiện được gì vì không đủ phương tiện để truy tìm tận gốc những loại hóa chất đó. Có hàng trăm loại chất bảo quản, hàng trăm loại thuốc bảo vệ thực vật nhưng hiện Việt Nam chỉ có thể kiểm tra nhanh để nhận dạng một số chất (nhưng chỉ là định tính).
Một thực tế khác là phần lớn rau củ, trái cây Trung Quốc chủ yếu vào Việt Nam theo đường tiểu ngạch nên hầu như không kiểm soát được chất lượng. Trái cây, rau củ Trung Quốc chỉ cần dán tem, nhãn mác đầy đủ theo quy định của hải quan là có thể nhập về Việt Nam. Một khi đã qua cửa khẩu thì thẳng tiến ra chợ, cửa hàng vì hầu như không cơ quan nào kiểm tra chất lượng.
Dưới đây là các loại hoa quả Trung Quốc đang bày bán tại Việt Nam:
Lựu
Lựu là trái cây chứa nhiều vitamin giúp nâng cao thể trạng của cơ thể và làn da thêm căng đẹp. Đặc biệt lựu còn có tác dụng trong việc phòng bệnh về khớp, tim, ung thư…
Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều lựu Trung Quốc được bày bán. Những quả này chứa nhiều chất bảo quản gây hại cho người sử dụng nhiều, thậm chí gây vô sinh. Đây cũng xem là 1 trong những loại hoa quả Trung Quốc nhuốm hóa chất độc hại tràn vào thị trường Việt Nam nhiều nhất trong thời gian này.
Lựu Trung Quốc thường có kích thước lớn hơn, vỏ ngoài mịn, căng tròn. Màu của vỏ thường trắng hồng. Trong khi đó, lựu trong nước thường nhỏ hơn, da sần sùi hoặc bị nám. Vỏ thường có màu xanh, đỏ dần khi chín.
'Điểm danh' trái cây Trung Quốc dễ 'ngậm độc' đang bán đầy đường - Ảnh 1
Cam
Cam xanh Trung Quốc cũng là một trong những loại quả tràn lan nhiều vào thị trường hoa quả Việt Nam thời gian này. Cam xanh Trung Quốc vỏ thường mỏng, quả to, mọng nước và thường không có hạt.
Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, từ đầu năm 2012 đến cuối tháng 4 đã phân tích 315 mẫu hàng hóa nông sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu và phát hiện 71 mẫu có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhưng đều thấp hơn mức dư lượng tối đa cho phép. Đáng lưu ý, trong số đó có 1 mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc chứa dư lượng endosulfan.
Endosulfan là hóa chất độc hại thứ 22 trong danh sách cần loại trừ trên toàn cầu của Liên hợp quốc. Thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao và có thể gây các ảnh hưởng phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người.
Nho Trung Quốc chứa hóa chất tàn phá gan, thận
Cục Bảo vệ thực vật đã từng xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong một số mẫu của loại nho này vượt mức cho phép từ 3 đến 5 lần. Dư lượng thuốc BVTV này sẽ gây ra các vấn đề về gan, thận cho người sử dụng.
Táo
Táo Fuji đẹp, giòn, ngọt xuất xứ Trung Quốc rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Tuy nhiên thông tin loại táo này trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại khiến nhiều người tiêu dùng lo ngại tẩy chay.
Loại táo Fuji có xuất xứ từ Yên Đài, Trung Quốc cách đây không lâu rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Loại táo này có màu sắc đẹp, vỏ bóng, ăn giòn, sản lượng cả triệu tấn mỗi năm.
Được biết, trong thành phần nguyên liệu sản xuất túi nhựa có cả thuốc trừ sâu pha loãng với nước. Nhưng trên bao bì của túi nhựa ghi chú là "túi chỉ dùng bọc táo" chứ không có cảnh báo về thành phần thuốc trừ sâu bên trong.
Mỗi năm hàng triệu tấn táo Fuji xuất xứ từ Yên Đài, Sơn Đông, được phân phối đi khắp các tỉnh thành ở Trung Quốc và xuất khẩu.
Mặc dù "công thức" trồng táo này luôn được giữ kín, song các nông dân đã thừa nhận với tờ Chinawhisper rằng chất bột được dùng trong các bọc nhựa kia chính là thiram (một loại thuốc diệt nấm độc hại) và melarsoprol (hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsenic, có thể gây ra những triệu chứng ngộ độc như co giật, sốt, bất tỉnh, ói mửa).
Tháng 3 năm nay, cơ quan chức năng địa phương đã tịch thu 200 triệu túi nhựa độc hại và ra lệnh cấm sử dụng phương pháp ủ trái cây này. Tuy nhiên một lượng lớn các túi nhựa như thế vẫn đang được sản xuất và cung ứng cho các nông trại trồng táo.
Tháng 3/2012, cơ quan chức năng ở Trung Quốc đã tịch thu 200 triệu túi nhựa độc hại trên và ra lệnh cấm sử dụng phương pháp ủ trái cây này. Song một lượng lớn các túi nhựa như thế vẫn đang được sản xuất và cung ứng cho các nông trại trồng táo.
'Điểm danh' trái cây Trung Quốc dễ 'ngậm độc' đang bán đầy đường - Ảnh 2
Hồng
Hồng Trung Quốc đều có vỏ sẫm, màu đỏ cam tươi, bóng đẹp, thường không có vết xước bởi thường sử dụng hóa chất để hồng chín đều, có màu đẹp và bảo quản được lâu. Hồng Trung Quốc này ngọt nhưng không thơm, hơi khô và không mọng nước.
Mùa nào nên mua quả gì?
Một khi không tránh được việc phải ăn hoa quả nhập khẩu, bạn cần biết sử dụng quả gì khi vào chính mùa thu hoạch của mỗi loại hoa quả đó.
Ví dụ với cam quýt, táo tây, lê, nho nhập từ Trung Quốc, mùa thu hoạch rộ là các tháng mùa Thu - Đông (tháng 9 - tháng 11), có thể sử dụng đến tháng 12.
Từ sau đó, nhất là từ sau Tết Âm lịch (tháng 2, tháng 3 Dương lịch), nếu còn nguồn quả này thì trước đó phải được xử lý thuốc với nồng độ cao hơn nhiều so với mức bình thường.
Một số loại cam quýt sản xuất ở miền Bắc nước ta (cũng có màu đỏ-da cam sẫm gần như loại từ Trung Quốc), mùa thu hoạch chính là tháng 9 đến tháng 11. Nếu còn đến tháng 2, tháng 3 thì cũng phải xử lý như vậy.
Để kéo dài thời gian tiêu thụ, qua các khâu trung gian người ta có thể xử lý quả với nồng độ thuốc cao hơn. Trong thực tế, nhiều khi khó kiểm soát xem quả đã được xử lý bằng loại thuốc gì và có được phép sử dụng không, nồng độ ra sao. Đương nhiên là nồng độ thuốc xử lý càng cao, thì dư lượng độc hại càng lớn.
Các loại quả mà vỏ mỏng liền với thịt quả không bóc được, như táo tây, lê, nho... thuốc dễ xâm nhập vào thịt quả hơn, so với các quả bóc vỏ được như cam, quýt, hoặc quả có lớp cùi dày như bưởi.
Một điều chú ý cho các bà nội trợ là cần biết được mùa của các loại hoa quả mình hay ăn. Đối với hoa quả nhập khẩu từ các nước ở Nam bán cầu (như New Zealand, Australia, Nam Mỹ), thì ngược mùa với ở Bắc bán cầu.
Mùa thu hoạch quả ở các nước đó là mùa hè ở nước ta. Nếu đúng là táo tây, lê, mận, nho... nhập từ các nước đó, thì quả vẫn được xử lý sau thu hoạch, nhưng độ tin cậy an toàn thường cao hơn, do việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt hơn.
Lựa chọn tối ưu vẫn là hoa quả đúng mùa vụ trong nước khi thời gian vận chuyển không quá lâu, ít phải dùng chất bảo quản.
Các loại cam quýt chính mùa ở miền Bắc (cũng không khó phân biệt với cam quýt từ Trung Quốc) và các loại từ Nam Bộ như cam Sành, quýt tròn (quýt Hồng), quýt tròn dẹt (quýt Tiều), bưởi (do không có mùa Đông lạnh nên khi chín vỏ quả vẫn màu xanh). Đây là các loại thường ít phải xử lý sau thu hoạch như trên, nên khá an toàn.
Bưởi miền Bắc, như bưởi Diễn thường để được đến sau Tết mà không cần phải xử lý thuốc, khi đó cùi khô đi nhiều, quả teo nhỏ lại nhưng múi vẫn tươi, ăn vẫn ngon ngọt.
Theo doisongphapluat

2 nhận xét:

  1. Riết rồi em k dám ăn trái cây mua dọc đường nữa, chợ cũng vậy, siêu thị thì hên xui, vì đâuđâu cũng tràn ngập trái cây Trung Quốc.
    Nếu k của TQ, thì chính người việt mình mang trtái cây xứ mình ngâm vào hóa chất tá lả rồi bán, rau cỏ cũng k khá hơn, thịt cá càng te tua. Nên giờ ăn gì cũng thấy có nguy cơ ung thư tiềm ẩn anh ạ. Hic
    Không biết đến bao giờ người ta mới có lương t6am một chút mà nghĩ tới cộng đồng anh hén ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mong sao đến được ngày xưa
      Con người hướng thiện - Không còn bất lương
      Bây giờ kẻ cắp đầy đường
      Lương tâm thì hiếm bất lương thì nhiều

      Xóa