10 tháng 2, 2015

Làng tôi Phương Điếm - Hải Dương


GIỚI THIỆU TẬP THƠ: QUÊ HƯƠNG


Làng tôi

Phương Điếm - Hải Dương

       Phần I: Làng cũ

Làng tôi: Làng Giỗ, tỉnh Đông(1)
Mượt mà như tấm lụa hồng tươi xinh
Đất làng rợp bóng tre xanh
Chùa làng chuông điểm, cầm canh tháng ngày
Đình làng rồng uốn, phượng bay
Giếng làng soi bóng hàng cây, mái đình
Đường làng lát gạch uốn quanh
Cửa nhà tường vách, mái tranh sơ sài
Đồng làng xanh mướt lúa khoai
Trong làng nhộn nhịp, tiếng cười sang canh
Trời làng lồng lộng trong xanh
Dân làng chân chất hiền lành thân thương
Già làng nề nếp, kỷ cương
Dạy con cháu biết yêu thương giống nòi
Trai làng bôn trải khắp nơi
Nuôi hoài bão lớn, xóa đời lầm than
Gái làng thùy mỵ, đoan trang
Thủy chung, son sắt, đảm đang việc nhà
Trẻ làng ngoan ngoãn, nết na
Kính trọng ông bà, yêu quý mẹ cha
Hàng xay, hàng sáo(2) nghiệp nhà
Cối xay, cối giã, chợ xa, chợ gần
Sân đình lấp lánh ánh đèn
Bán mua qua mẫu, thân quen mặn mà./.

*********************************************
(1) Làng Giỗ, tỉnh Đông là tên cũ của làng Phương Điếm và tỉnh Hải Dương .
(2) Nghề hàng xáo: Là nghề chế biến thóc thành gạo



           Phần II

Thời kỳ thuộc Pháp

Thế rồi giặc chiếm quê ta
Phá cửa, phá nhà dựng bốt đồn Tây
Boong ke, lô cốt mọc dầy
Đất làng loang lổ, bới cày tan hoang
Tây đen, Tây trắng(3) nghênh ngang
Khố xanh, khố đỏ(4) ngang tàng khắp nơi
Dân làng nước mắt đầy vơi
Phu phen tạp dịch, cuộc đời lầm than
Đình chùa chúng đập tan hoang
Lập vành đai trắng, xóm làng héo hon
Cây cao bóng mát không còn
Làng trơ trọi nắng, khô ròn mái tranh
Đất làng không bóng tre xanh
Cây đa, giếng nước, sân đình cũng không
Chiều hè nắng quái xuyên hông
Nhà tranh thấp bé, oi nồng tiếng ru
Cực lòng chạy loạn, tản cư
Con nheo nhóc khóc, mẹ như xé lòng
Tháng ngày vất vả, long đong
Một tay gánh vác, chờ chồng, nuôi con
Mẹ gầy lòng dạ héo hon
Còn quân giặc Pháp, đâu con lời ru
Bao giờ sạch bóng quân thù
Dân làng lại cất lời ru trong lành./.

*********************************************
(3) Tây đen, Tây trắng là lực lượng thuộc quân đội viễn chinh Pháp, bao gồm: Lính Pháp và lính đánh thuê Thực dân Pháp tuyển dụng ở các nước thuộc địa.
(4) Lính Khố xanh, lính Khố đỏ là lính người Việt Nam thuộc chính phủ bảo hộ Pháp. Lính khố xanh là lính địa phương và Lính Khố đỏ là lính chủ lực, trực thuộc chính quyền bảo hộ Pháp.


                Phần III

  Thời kỳ chống Pháp

Làng tôi vào cuộc chiến tranh

Trai làng theo bước quân hành khắp nơi

Dọc ngang cùng với đất trời

Giữ nền độc lập, không nguôi lời thề

Ra đi tạm biệt vùng quê

Còn quân giặc Pháp, không về quê hương

Thi đua cùng với chiến trường

Dân làng bám trụ, diệt phường sói lang

Đánh đồn, diệt bốt, chống càn

Diệt Tây, diệt bọn Việt gian, phá tề(5)

Tin vui thắng trận vọng về

Nức lòng du kích vùng quê tưng bừng

Chiến công diệt bốt(6) lẫy lừng

Ghi vào sử sách, kiên trung sáng ngời

Tiếng thơm để lại muôn đời

Bộ đội, du kích quê tôi: Anh hùng

Góp công vào thắng lợi chung


*****************************************************
(5) Phá tề: là lợi dụng, vô hiệu hóa chính quyền cơ sở làng xã của chính quyền bảo hộ Pháp và tiêu diệt bon tay sai gian ác ngoan cố theo địch.
(6) Chiến công tiêu diệt bốt Giỗ và một tiểu đoàn quân tiếp viện, gồm: 556 tên địch, thu và phá hủy 4 đại bác, 427 súng các loại Giỗ (Ngày 15 tháng 12 năm 1953) … Chiến công của trung đoàn 42 và Du kích, Bộ đội địa phương, tỉnh Hải Dương.



             Phần IV

Sau hòa bình năm 1954


Hòa bình lập lại; trở về
Xót xa nhìn cảnh làng quê tiêu điều
Mẹ già trông ngóng đăm chiêu
Lệ tràn đáy mắt, nuốt nhiều đắng cay
Cuộc đời nay đã đổi thay
Ruộng vườn về với dân cày từ đây
Dân vui có ruộng  cấy cầy
Đổi công, hợp tác có ngày ấm no
Đồng xanh, xanh mướt giọng hò
Nhờ công ơn Đảng giành cho dân mình
Cây đa, giếng nước, sân đình …
Nét truyền thống đã hồi sinh từng giờ
Bình dân lớp học I tờ(7)
Trường làng dạy dỗ trẻ thơ học hành(8)
Đất làng nay đã hồi xanh
Dân làng tôi vẫn hiền lành, thân thương
Làng tôi: Phương Điếm - Hải Dương
Thay da, đổi thịt trên đường hiển vinh./.


**********************************************
(7) Trước đây đa phần người dân trong làng đều mù chữ, số người được đi học rất ít, chỉ tập trung vào một số gia đình khá giả. Sau hòa bình Nhà nước kêu gọi xóa nạn mù chừ bằng cách mở các lớp bình dân học vụ vào ban đêm để dạy chữ cho người lớn tuổi.
(8) Trước đây trong làng không có trường học, sau hòa bình Nhà nước thành lập trường làng, ban đầu chỉ có 1 phòng học tranh tre do thày Hoàng Đình Phần dạy lớp 1 và 1 lớp vỡ lòng do thày Đỗ Vinh dạy ở Boong ke Cụ Ký Tháp. Sau này mới phát triển thêm 2 phòng tranh tre nữa, hình thành dần dần có 3 - 5 lớp. Lực lượng giáo viên được bổ xung thêm Thày Bùi Quý Phước, Mai Xuân Hưng … đều là người trong làng.

         


           Phần V

  Thời kỳ chống Mỹ


Rắp tâm chia cắt nước mình
Mỹ - Diệm cố tình phá hoại hiệp thương(9)
Trai làng tôi lại lên đường
Vào Nam diệt Mỹ ngoan cường chí trai
Đảm đang gái cũng đua tài
Mặt trận sản xuất thay trai cày bừa
Quản chi năm nắng, mười mưa
Cánh đồng năm tấn, chiêm mùa bội thu
Cùng nhau chung sức diệt thù
Dân quân, tự vệ sớm trưa luyên rèn
Phòng không, trực chiến ngày đêm
Bắn tầu bay Mỹ phá miềm Bắc ta
Vẹn toàn việc nước, việc nhà
Hậu phương gửi tấn lòng ra chiến trường
Người đi trăm nhớ, ngàn thương
Chiến công gửi tặng hậu phương quê nhà
Dằng dặc hai mốt năm qua
Bắc Nam sum họp một nhà chung vui./.

*********************************************
(9) Theo hiệp định đình chiến năm 1954 tại Giơ ne vơ(Thụy Sỹ), đất nước ta tạm thời chia cắt thành hai miền Nam - Bắc. Năm 1956 sẽ tiến hành tổng tuyển cử tiến tới thống nhất đất nước; nhưng Mỹ - Diệm đã cố tình phá hoại hiệp thương và đất nước ta lại bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất đất nước.



                Phần VI

T.kỳ thống nhất đất nước

Ngày vui lòng những bùi ngùi
Nhớ đồng đội vẫn nằm nơi chiến trường
Đứng nhìn mảnh đất quê hương
Mà sao cứ thấy trăm đường đớn đau
Đồng làng cày máy thay trâu
Tưởng no ấm đến, ngờ đâu đói nghèo
Phải chăng cái phận gieo neo
Nước thì đã nổi, mà bèo chẳng lên(10)
Đói cơm rách áo triền miên
Nói gì hạnh phúc ấm êm cuộc đời
Bát cơm, vẫn bát mồ hôi
Vẫn lam lũ,vẫn lạnh nơi con nằm
Khoán theo Chỉ thị một trăm(11)
Xã viên chủ động, ruộng đồng tốt tươi
Kế theo Nghị quyết khoán mười(12)
Người dân làm chủ cuộc đời từ đây
Chuyên tâm vào việc cấy cầy
Làm thêm nghề phụ, hăng say chuyên cần
Chính sách hợp với lòng dân
Quê hương tôi đã dần dần hồi sinh./.

*************************************************
(10) Ý thơ Hoàng Trung Thông(Nước nổi lo chi bèo chẳng nổi- bài Anh chủ nhiệm)
(11) Chỉ thị: 100 của Ban bí thư Trung ương Đảng; chỉ đạo các địa phương thực hiện khoán sản phẩm trong Nông nghiệp đến nhóm và người lao động.
(12) Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị giao đất sản xuất nông nghiệp lâu dài cho hộ xã viên.

         

               Phần VII

Thời kỳ đất nước đổi mới

Đời vui với cảnh thanh bình
Ngắm nhìn cảnh quê mình đổi thịt thay da
Tính riêng công việc nông gia
Lúa chất đầy nhà, ăm ắp ngô khoai
Chăn nuôi mấy chú lợn choai
Vụ đông phát triển gấp hai ba lần
Chèo thuyền dân, lật tuyền dân(13)
Lòng dân, ý Đảng dần dần gặp nhau
Mùa này nối tiếp mùa sau
Nếp nhà tranh đã thay màu ngói tươi
Làng tôi rộn rã tiếng cười
Người đi xa, gặp gỡ người ở quê
Chuyện làm ăn, chuyện ngành nghề
Học hành con trẻ, chuyện về tương lai
Thi đua khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sỹ tương lai nước nhà
Dọc làng phát triển thương gia
Thủ công, dịch vụ … bung ra kịp thời
Quê hương tôi đổi mới rồi
Xa quê: Xin cám ơn người ở quê./

*****************************************
(13) Ý thơ của đại thi hào Nguyễn Trãi (Nâng thuyền dân, lật thuyền cũng là dân).





               Phần VIII

Tình cảm quê hương

      Sống, năng đi lại thăm quê

Hà Nội, tháng 3  năm 2010

2 nhận xét:

  1. Thật là tâm huyết với quê hương anh ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng mình rất yêu quê hương mình chỉ có điều số mình không được sống ở quê nên hơi buồn và nhớ nhung lắm lắm.
      Tập thơ QUÊ HƯƠNG của mình đã nói lên điều đó.
      Cám ơn bạn!
      Thân ái!

      Xóa