NHỌC NHẰN HÀNG XÁO(1)
Hải Thăng
Kính tặng: Làng
nghề hàng Phương Điếm
Chợ đi
từ lúc canh ba
Vắt ngang đòn gánh, quả cà dứng
cơm
Miệng
nhai, chân vội bước dồn
Bán
đong(3) trời chửa sáng
ngày(4)
Oằn vai về chợ, thúng đầy, dó
cơi
Mắm
chườm, cơm tấm, mồng tơi
Canh suông chan vỏng, và lôi
vội vàng
Rộn
ràng xay giã, giần sàng(5) …
Xập xình cối giã, ù àng cối xay
Một
ngày hỏi mấy vòng quay
Bao lần chân dận(6),
nhịp chày xuống lên
Một
tháng hỏi mấy mươi phiên
Bao lần về chợ, bấy lần oằn vai
Mồ hôi
rỏ ướt chàng xay(7)
Rỏ vào cối giã, để thay nước hồ(8).
Sân
đình thành chợ bao giờ
Đêm đêm những đợi, cùng chờ bán
đong
Nghiệp
làng; lòng đã hiểu lòng
Xem qua mẫu gạo, đấu(9) đong gọn gàng.
Quanh
năm xay giã, giần sàng
Thiếp đi vẫn thấy mơ màng giã
xay
Suốt
đời sàng xẩy, giã xay
Canh khuya xay giã, tưởng ngày,
ngỡ mơ.
Ngàn
xưa truyền đến bây giờ
Nhọc nhằn đem đổi cơ đồ hôm
nay./.
Hà Nội, tháng 9 năm2010
Chú dẫn
(1) Hàng xáo: Là nghề mua thóc, ngày xưa chế biến thủ công bằng
cối xay tay, cối giã chân thành gạo đem bán.
(2) Dó: Đan bằng cói, giống như cái bị nhưng không có quai,
miệng nhỏ và đựng được khoảng trên 20 kg thóc.
(3) Đong: Là sử dụng đấu hay ống bơ để tính số lượng thóc
gạo mua bán và cũng có thể hiểu là mua tuy theo tình tiết cụ thể.
(4) Sáng ngày: Chỉ sáng chưa rõ, ánh sáng tán xạ, mặt trời chưa
lên.
(5) + Sàng: Tách trấu ra khỏi gạo sau khi xay.
+ Giần: Tách cám ra khỏi gạo sau
khi giã.
(6) Dận: Đồng nghĩa với giã
(7) Chàng xay: Dùng để truyền lực từ người đến cối xay, làm cho
cối xay chuyển động quay.
(8) Hồ gạo: Khi giã gạo gần được người ta dùng lá cây cho vào để
hạt gạo trắng xanh và bằng nước cho hạt gạo trắng trong.
(9) Đấu: Được làm bằng gỗ giống như cái bát to múc canh; dùng
làm đơn vị đo lường khi mua bán thóc gạo.
Oh thơ hay quá chú Hải Thang. Cháu ghé thăm, chúc chú luôn vui khỏe mỗi ngày chú nhé.
Trả lờiXóaNghề gia truyền của gia đình chú đấy Phong Vân ạ!
XóaCám ơn cháu nhé!