Lập dị
Mà hay
Mở tập thơ nhỉnh hơn lòng bàn
tay với chữ thư pháp rất đẹp, với các tiêu đề: :”Lục bát lên đồng” kèm chú giải
“Chữ mới giọng xưa - HTX thơ Hồn Rơm - Phụ bản chép tay - Véo ra trong điệu ru
của mẹ”. Tôi giật mình đưa mắt tìm tác giả thì ông đã xách chiếc bị cói
đi đâu mất. Người này điên chăng? Hay là thần kinh có vấn đề gì chăng? Đã thế
bìa lại vẽ một con trâu đang tắm chua thêm dòng chữ “Cho xuân Kỷ Sửu”. Phía sau
còn nghộ nghĩnh hơn nhiều: HTX thơ thủ công Hồn Rơm (Gớm nữa, lại có cả thơ thủ
công, thơ mậu dịch, thơ nhà máy?) Tiếp đó như là giới thiệu trích ngang và
ngành nghề của mình: “Chuyên chế tạo ca dao/Sản xuất thơ sạch/Nguyên liệu cổ
truyền/Ngôn ngữ dân gian/Bền cùng trí nhớ/Kiểu dáng độc nhất/Chữ nghĩa gì
nhất/Giọng điệu ấy nhất/Độc giả lạ nhất/Giá bất đồng nhất”. Tiếp đó, ngài
còn kẻ một cái khung trông như chiếc quan tài nghoệch ngoạc mấy chữ “Thơ chui
cấm đọc trộm”, phía dưới kèm thêm dòng chữ “Không bán chỉ mừng tuổi thơ. Người
yêu thơ mừng 21.686 đồng ; Người chán thơ mừng 12.868 đồng”. Và kèm theo đó là
một cái dấu đỏ chót hình vuông chắc chỉ Văn Thùy mới đọc nổi. Một bạn văn nghệ
không biết tên ghé sang vì tò mò thốt ngay hai tiếng: Điên rồ!
Một mai hóa cát bụi rồi
Biết ai hú vía cho tôi
thơ tình.
Người đi đan lát cao sang
Tôi ngồi rút sợi trăng
vàng dệt thơ.
Người xa xa đến mịt mờ
Người gần thì cứ giả vờ
như xa”.
Không ai có thể hình dung chuẩn xác về Văn
Thùy khi chưa đọc thơ ông. Người đời mới gặp lần đầu bảo ông là một kẻ gàn, râu
tóc xõa xượi cứ đi lang thang khắp nơi khắp chốn, vui đâu chầu đấy người lúc
nào cũng như nửa tỉnh nửa say. Tôi gặp Văn Thùy trong một Đại hội văn nghệ
tỉnh. Có lẽ rắc rối nhất trong các loại đại hội là Đại hội văn nghệ tỉnh. Dường
như ở đó phơi bày tất tần tật bộ mặt của giới văn nghệ sỹ tỉnh, như nghe thấy
những cãi cọ om sòm mất thể diện về tiền bạc, nghệ thuật, thậm chí có đại biểu
còn kể tội lãnh đạo hội đi nhà nghỉ với thái độ rất ăn thua. Trong mịt mù tạp
nham ấy, một ông già khó đoán tuổi xách cái bị cói lân la đi tới các đại biểu
ngồi dãy ghế dưới những tập thơ viết tay đóng xén xồm xoàm, xộc xệch tặng bạn
bè. Mà tặng rất chính xác, không nhầm lẫn kể cả là những người chưa gặp, ví dụ
như tôi. Văn Thùy bảo: “Phùng Văn Khai hả, nghe danh tiểu ca lâu rồi nay huynh
mới được gặp, tặng mấy tập đọc chơi!”. Tôi bắt tay và nhìn ông, giới văn nghệ
tôi biết cũng nhiều nhưng chưa gặp và chưa đọc ông ở đâu. Tôi rất sợ những ông
già làm thơ và đọc thơ của họ dù cũng đã nhiều lần kiên nhẫn chịu trận. Bắt tay
ông rồi mở tập thơ nhỉnh hơn lòng bàn tay với chữ thư pháp rất đẹp, với các
tiêu đề:
”Lục bát lên đồng” kèm
chú giải “Chữ mới giọng xưa - HTX thơ Hồn Rơm - Phụ bản chép tay - Véo ra trong
điệu ru của mẹ”. Tôi giật mình đưa mắt tìm tác giả thì ông đã xách chiếc
bị cói đi đâu mất. Người này điên chăng? Hay là thần kinh có vấn đề gì chăng?
Đã thế bìa lại vẽ một con trâu đang tắm chua thêm dòng chữ “Cho xuân Kỷ Sửu”.
Phía sau còn nghộ nghĩnh hơn nhiều: HTX thơ thủ công Hồn Rơm (Gớm nữa, lại có
cả thơ thủ công, thơ mậu dịch, thơ nhà máy?) Tiếp đó như là giới thiệu trích
ngang và ngành nghề của mình: “Chuyên chế tạo ca dao/Sản xuất thơ sạch/Nguyên
liệu cổ truyền/Ngôn ngữ dân gian/Bền cùng trí nhớ/Kiểu dáng độc nhất/Chữ nghĩa
gì nhất/Giọng điệu ấy nhất/Độc giả lạ nhất/Giá bất đồng nhất”. Tiếp đó,
ngài còn kẻ một cái khung trông như chiếc quan tài nghoệch ngoạc mấy chữ “Thơ
chui cấm đọc trộm”, phía dưới kèm thêm dòng chữ “Không bán chỉ mừng tuổi thơ.
Người yêu thơ mừng 21.686 đồng ; Người chán thơ mừng 12.868 đồng”. Và kèm theo
đó là một cái dấu đỏ chót hình vuông chắc chỉ Văn Thùy mới đọc nổi. Một bạn văn
nghệ không biết tên ghé sang vì tò mò thốt ngay hai tiếng: Điên rồ!
Nhưng Văn Thùy không điên, thơ ông cũng hoàn toàn không điên rồ mà rất chính xác như sự tự nhận bảo là khiêm nhường cũng đúng mà cho là cao ngạo cũng không sai của ông: Người Việt tiếng Việt chữ Việt thơ hồn Việt. Không điên về thơ thì ngay lúc đó tôi đã xác định được còn không điên về người thì vài tháng sau chúng tôi đã trở thành một đôi bạn vong niên và tôi khẳng định Văn Thùy hoàn toàn tỉnh táo chưa kể có phần khá tinh quái nhưng hồn nhiên nhất quán như chính thơ của ông.
Nhưng Văn Thùy không điên, thơ ông cũng hoàn toàn không điên rồ mà rất chính xác như sự tự nhận bảo là khiêm nhường cũng đúng mà cho là cao ngạo cũng không sai của ông: Người Việt tiếng Việt chữ Việt thơ hồn Việt. Không điên về thơ thì ngay lúc đó tôi đã xác định được còn không điên về người thì vài tháng sau chúng tôi đã trở thành một đôi bạn vong niên và tôi khẳng định Văn Thùy hoàn toàn tỉnh táo chưa kể có phần khá tinh quái nhưng hồn nhiên nhất quán như chính thơ của ông.
“Lẻn vào cửa Khổng sân Trình/Véo câu lục bát
tụng kinh ghẹo rùa/Xé rào lấm lét góc chùa/Dứ vần lục bát bỏ bùa vú chuông…
Tết này nghé ọ mấy câu/Ra giêng lại vắt họ trâu đi cày/ Trâu ơi ta hỏi trâu
này/Gảy bao lục bát cho đày tai xuân.
Yêu đương chọn gió trái mùa/ Ngày dưng cũng hẹn góc chùa thỉnh môi.
Em ăn mày Phật cửa chùa/ Tôi thành hành khất bốn mùa yêu chay”.
Ngay trong hội nghị ấy,
tôi đã đọc sạch sành sanh thơ của Văn Thùy với một sự say mê và đau xót và đã
cười ngả nghiêng, cười sằng sặc đến mức mấy ông bạn tưởng thần kinh tôi có vấn
đề. Văn Thùy định nghĩa về nghề thơ rất lạ lùng:
Làm thơ khổ cái thân chưa/ Răng thiếu lục bát mồm thừa thất ngôn.
“Xổ ra một đống thơ tình/ Nửa thành giấy góa
nửa rình tặng nhau.
Bóng ta đổ dưới chân ta/ Cả đời không bước nổi qua bóng mình.
Người khoác áo mới cho thơ/ Ta choàng lục bát nắng mưa nâu sồng.
Từ ngày dại dột bịa thơ/ Chỉ vì vô phúc bất ngờ gặp nhau/ Họa hoằn ngáp được
vài câu/ Ngửa ra trật thó có đầu không đuôi.
Khôn ngoan đối mặt dại khờ/ Hai bờ đê chẳng bao giờ gặp nhau.
Con sông mưa lắm càng đầy
Anh mây gió lắm càng
gầy xác ve.
Nhà văn hơn hẳn nhà thơ
Nhà thơ nhà cửa đơn sơ
hơn lều.
Thơ tình nửa rạ nửa rơm
Chẻ ra đan rọ đi đơm cá
mè.
Mê thơ là tội giời đày
Càng béo chữ nghĩa càng
gầy niêu cơm.
Em ơi cố thủ trong nhà
Gặp người sáo mép chớ
ra nhìn mồm.
Vào rừng chữ nghĩa nguyên sinh
Leo cây lục bát cho
mình hoang sơ.
Thơ Đường ngọt tận bên Tầu
Cưỡng ngôn bát cú làm
dâu nước mình…
thì có thể xếp Văn Thùy vào loại nhà thơ có những định nghĩa về chính nghề
nghiệp của mình một cách ngược đời, ẩm ương nhất.
Xưa nay các nhà thơ cứ hay ví mình với đất trời trăng sao, thậm chí coi cả nguyên thủ, hoặc thủ trưởng trực tiếp của mình chẳng ra quái gì, chẳng bằng mấy câu thơ ẩm ương của họ. Văn Thùy lại hoàn toàn ngược lại, ông giễu cợt nhưng chính ra là tôn vinh thơ, đôi lúc mắng cả thơ Đường, thơ Tầu nhưng người đọc chỉ thấy sảng khoái mà không hằn học, đau đớn mà vẫn ôm cười kể cũng đáng hàng cao thủ vậy. Hãy nghe quái nhân Văn Thùy giới thiệu gia cảnh, sở thích, tâm tư nguyện vọng, chí hướng…của mình:
Xưa nay các nhà thơ cứ hay ví mình với đất trời trăng sao, thậm chí coi cả nguyên thủ, hoặc thủ trưởng trực tiếp của mình chẳng ra quái gì, chẳng bằng mấy câu thơ ẩm ương của họ. Văn Thùy lại hoàn toàn ngược lại, ông giễu cợt nhưng chính ra là tôn vinh thơ, đôi lúc mắng cả thơ Đường, thơ Tầu nhưng người đọc chỉ thấy sảng khoái mà không hằn học, đau đớn mà vẫn ôm cười kể cũng đáng hàng cao thủ vậy. Hãy nghe quái nhân Văn Thùy giới thiệu gia cảnh, sở thích, tâm tư nguyện vọng, chí hướng…của mình:
“Được phong danh hiệu hộ nghèo
Nhà ta phấn đấu noi
theo kiệt cùng.
Cưới xong con cái ăn riêng
Tụi bay như mẻ bóp
riềng tự lo.
Trăm năm tính chuyện vợ chồng
Liếm môi làm rể nhà ông
Chí Phèo.
Em đi tôi chẳng hỏi gì
Tôi về em cứ lầm lì soi
nhau.
Anh đi em ở lại nhà
Lá chanh em thái đùi gà
em băm.
Nắng gì nắng mãi không ngơi
Mưa gì ngớt đến nửa vời
lại mưa.
Mới từ gặp gỡ ngẩng lên
Chia li dằn xuống buồn
quên cả cười.
Bình minh nhuộm đỏ mặt người
Hoàng hôn chẳng quệt
mép cười nhọ nhem.
Bây giờ tôi chẳng giống tôi
Ngày đi săn nắng đêm
ngồi bẫy trăng…”
thì tôi đã thấy gan
ruột của Văn Thùy đã bày cả ra cho người đời xem mặc kệ kẻ khen người chê ông
đã như một ngư ông đắc lợi. Mà gan Văn Thùy là loại gan cóc tía, gan hùm, mật
rắn chứ không phải loại thường. Về cách dùng chữ của ông không những gan ruột
mà còn không chịu được sự xoàng xĩnh thông thường. Chỉ cần qua thơ biết ông cực
ghét loại xáo mòn, giả vờ giả tảng. Thơ ông là sự huỵch toẹt nhưng là một huỵch
toẹt công phu thâm hậu và yêu thơ đến thắt lòng:
“Lời chào nhạt thếch nhớ mong
Bắt tay lạnh ngắt gan
lòng bàn chân.
Đã đi đi đến tận cùng
Đã yêu yêu đến phát
khùng thông gia.
Mai sau về cõi hư vô
Đốt câu lục bát gió mưa
gọi hồn.
Chót ăn bả giọng điệu xưa
Thích nghe gai góc xin
chừa tôi ra”.
Nhà thơ Văn Thùy quê ở Thị trấn Ân Thi - tỉnh Hưng Yên, ông luôn thoắt ẩn thoắt hiện như chính thơ mình. Ngày xưa con bận con mọn vất vả đã có cái tính ham chơi ấy. Bây giờ con cái phương trưởng ông càng đi tợn, đến mức nhiều lần chúng tôi săn tìm ông không được hỏi con cái không biết bao giờ ông đi đâu và càng không biết bao giờ sẽ về. Thế là các anh chị hò nhau sắm cho ông cái di động nhưng tính ông rất hay quên và nhiều khi nghe máy chính ông cũng không biết mình đang ở đâu, phải ôi a một lúc kết hợp trí thông minh của nhiều người mới xác định được. Ngoài tài thư pháp đã được xếp hạng trong chính giới mà những nét bút phóng túng của ông đã đạt đến độ quái kiệt người đời thán phục thì hiển nhiên tài thơ trong đó có mảng thơ tình đã định vị ông cũng ở hàng cao thủ thơ lâm:
Xin em đừng mặc áo dày
Cho tôi sờ áo một lần
Đêm nay bất chấp tử thần gọi tên
Một lần thôi chẳng vòi thêm
Chạm tay vạt áo khát thèm đã tan
Đã âm thầm nỗi yêu khan
Một phen mó áo vô vàn ngẩn ngơ
Hãy tin những tín đồ thơ
Yêu chay nên chỉ dám sờ áo thôi
Ngón tay ngọng mấy đốt rồi
Kể là chín ngón hỏng mười cũng xong
áo gì cứ mỏng mòng mong
Kiểu này rồi đến phải lòng mất thôi
Rủi mai hóa cát bụi rồi
Hú hồn đốt mã cho tôi áo này
Vía van lang bạt cõi mây
Thương tôi đừng mặc áo dày được không
Thơ tình Văn Thùy thế mạnh nhiều khi chỉ ở một cặp lục bát đã trọn gói tình yêu mà vô cùng sâu sắc, uyên thâm và thực tiễn biết mấy. Khác xa những loại tình yêu nỉ non than thở, nói bóng nói gió, nói đông nói tây, thậm chí nói lấy được, mượn mõ vào những tích này điển nọ, thơ Văn Thùy cứ thẳng đường tàu, sâu đến đáy, thành thật đến buốt lòng:
Nhà thơ Văn Thùy quê ở Thị trấn Ân Thi - tỉnh Hưng Yên, ông luôn thoắt ẩn thoắt hiện như chính thơ mình. Ngày xưa con bận con mọn vất vả đã có cái tính ham chơi ấy. Bây giờ con cái phương trưởng ông càng đi tợn, đến mức nhiều lần chúng tôi săn tìm ông không được hỏi con cái không biết bao giờ ông đi đâu và càng không biết bao giờ sẽ về. Thế là các anh chị hò nhau sắm cho ông cái di động nhưng tính ông rất hay quên và nhiều khi nghe máy chính ông cũng không biết mình đang ở đâu, phải ôi a một lúc kết hợp trí thông minh của nhiều người mới xác định được. Ngoài tài thư pháp đã được xếp hạng trong chính giới mà những nét bút phóng túng của ông đã đạt đến độ quái kiệt người đời thán phục thì hiển nhiên tài thơ trong đó có mảng thơ tình đã định vị ông cũng ở hàng cao thủ thơ lâm:
Xin em đừng mặc áo dày
Cho tôi sờ áo một lần
Đêm nay bất chấp tử thần gọi tên
Một lần thôi chẳng vòi thêm
Chạm tay vạt áo khát thèm đã tan
Đã âm thầm nỗi yêu khan
Một phen mó áo vô vàn ngẩn ngơ
Hãy tin những tín đồ thơ
Yêu chay nên chỉ dám sờ áo thôi
Ngón tay ngọng mấy đốt rồi
Kể là chín ngón hỏng mười cũng xong
áo gì cứ mỏng mòng mong
Kiểu này rồi đến phải lòng mất thôi
Rủi mai hóa cát bụi rồi
Hú hồn đốt mã cho tôi áo này
Vía van lang bạt cõi mây
Thương tôi đừng mặc áo dày được không
Thơ tình Văn Thùy thế mạnh nhiều khi chỉ ở một cặp lục bát đã trọn gói tình yêu mà vô cùng sâu sắc, uyên thâm và thực tiễn biết mấy. Khác xa những loại tình yêu nỉ non than thở, nói bóng nói gió, nói đông nói tây, thậm chí nói lấy được, mượn mõ vào những tích này điển nọ, thơ Văn Thùy cứ thẳng đường tàu, sâu đến đáy, thành thật đến buốt lòng:
“Đâu như em thích tôi rồi
Mẹ cha đã cử nụ cười
trực ban.
Đêm qua em đúng là em
Còn tôi thì lại chả
thèm giống tôi.
Hoàng hôn đậy bớt nét cười
Sợi trăng buộc lỏng hai
người gần nhau.
Trưa nay nắng nẩy mầm rồi
Mắt em sao lại đâm chồi
mưa ngâu.
Em còn mặc cả gốc mai
Quay ra người bán mất
hai cành đào
So đo nụ thấp hoa cao
Chợ tan còn cặp má đào
đợi phai.
Em nguyền khổ hạnh ăn chay
Tôi thề uống cạn đắng
cay cõi trần.
(Rồi Văn Thùy kết luận:
Yêu chay nhạt gấp mấy lần tình suông).
Vướng vào đôi mắt lá răm
Đi bộ cũng tội quanh
năm đắm đò”.
(Ông kết luận: Bao giờ
tôi biết cách mò mắt em).
“Phải tay ông gặp Thị Màu
Chẳng sưng đầu mõ cũng
nhàu vú chuông
Thiêu thân hiến xác là
thường
Đời chê mặc kệ tôi
thương Thị Màu.
Lọt sàng anh tụt xuống nia
Em còn đem cái yếm xề
hứng ai
Sạn to em sảy ra ngoài
Mắt thưa để lọt phí
hoài thân anh
(Rồi chua: Người tình
sàng sảy tôi thành giống chiêm).
Xin làm một tiếng chuông chiều
Cho em thỉnh một lần
yêu lỡ làng
Gửi em mấy sợi rơm vàng
Để em buộc lỏng mơ màng
gió mây.
Ngai vàng cung điện vùi sâu
Sân đình vẫn diễn Thị
Màu ghẹo sư.
Ông thơ húng hắng đa tình
Bà thơ âm ỉ bóng hình
đa đoan
Đam mê sảy nghé tan đàn
Nụ hôn trốn trại ruột
gan sổ lồng
Chưa thơ vợ gắn chặt
chồng
Dính
thơ bà ấm đầu ông dở người…
Có thể dễ dàng kết luận dù là thơ gì nhưng thơ Văn Thùy bao giờ cũng gắn chặt thế sự, gắn với những lẽ đời, lẽ người, những hành nhân xử thế ở dương gian, và đặc biệt những vần lục bát của ông là những vần thơ của người Việt tiếng Việt chữ Việt và hồn Việt. Sự giễu nhại trong thơ Văn Thùy là một giễu nhại của người từng trải, từng đớn đau và hạnh phúc, vừa kiên gan vừa ngạo nghễ đi qua cuộc đời này một cách đầy chủ động và rất có tổ chức. Ông ý thức rất sâu về cái chưa hoàn thiện trong nhân cách con người cũng như đời sống xã hội mà anh ta đang sống. Con người thực ra cũng còn nhiều mông muội, yếu đuối, dốt nát, hãnh tiến, hợm hĩnh, lười nhác lắm chứ không véo von như các chương trình tivi, báo chí ngợi ca, tuyên dương bằng khen giấy khen đâu. Con người trong thơ văn của Văn Thùy là một con người gốc, thơ Văn Thùy được khởi lên và chắt ra từ cái con người gốc ấy. Trong đời sống hôm nay, Văn Thùy âm thầm nhưng mạnh mẽ cất một tiếng nói dân dã nhưng trung thực, đáng trọng biết bao. Nó góp phần cho ta tin và yêu hơn cuộc đời này.
( Ảnh nhà thơ Văn Thùy in kèm bài viết này, do nhà thơ Đặng Vương Hương cung cấp!)
Nguyễn Quang Lập
Giới thiệu thơ Bảo Sinh
Cách đây sáu bảy năm chi đó,
một hôm Nguyễn Huy Thiệp mời mình đến nhà ăn cơm, nói ông đến đi, hôm nay có
một nhân vật hay lắm. Mình đến, thấy một ông nho nhỏ thâm thấp đen đen ngồi nói
chuyện tay bo với đám văn tài khét tiếng ba miền đầy tự tin không một chút
kiêng dè, biết ngay đó là người mà Thiệp nói hay lắm.
Thiệp giao
du thật lắm quái nhân, mỗi ông một nết hay, tài thật không ai lẫn với ai, ông
này chắc cũng thế. Thiệp chìa tay giới thiệu với mình, nói ông này là Bảo Sinh
bạn tôi, chỉ nói vâỵ thôi không nói gì thêm. Nhưng chỉ hơn mười phút sau mình
biết ngay Bảo Sinh là nhà thơ Folklore trứ danh, Thiệp đã từng có bài khen,
suốt buổi nhậu hôm đó chỉ ngồi nghe Bảo Sinh đọc thơ cười lăn cười lóc.
Văn nghệ có
cái hay, phàm đã thích nhau thì chỉ cần gặp một lần đã coi như quen nhau từ vạn
kiếp. Mấy hôm sau Bảo Sinh đến nhà mình chơi, tặng mình bốn năm tập thơ, đọc
sướng rêm. Một đời thơ người ta chỉ mong có vài câu thơ đóng đinh vào trí nhớ
người đời là mừng lắm rồi, ông này có đến vài chục câu, thậm chí vài trăm câu,
phục lăn.
Té ra cái
câu được truyền tụng lâu nay: Ra đường
sợ nhất công nông/ Về nhà sợ nhất vợ không mặc gì là của Bảo Sinh, câu Vợ là cơm nguội nhà ta/ Lại là phở tái thằng cha
láng giềng cũng của
Bảo Sinh nốt. Nhiều câu cười buồn, cười đau, cười
đắng… vui và hay, tài. Có lẽ hay nhất câu này: Cùng chung một chuyến đò ngang/ Kẻ thì sang bến người đang: trở về/ Lái
đò lái mãi thành mê/ Sang về chẳng biết mình về hay sang. Thơ như vậy mà báo chí ngại in,
nghĩ cũng lạ.
Gặp nhau
nhiều lần, lần nào Bảo Sinh cũng nói khi nào ông đến thăm khách sạn chó của tôi
nhé. Mình bận lắm việc cù nhằng, cứ vâng vâng nhưng không đến được. Cũng tưởng
là anh nói chơi thôi, làm gì có khách sạn chó nên cũng không mặn lắm chuyện
thăm thú, may nhờ có Nguyễn Việt Hà kéo đến tận nhà Bảo Sinh mới ngả ngửa
người, té ra có khách sạn chó thật, thất kinh luôn.
Nhà anh ở
phố Trương Định, một mình cai quản cả khuôn viên rộng rinh rang, đầu ngõ treo
cái biển to đùng: Khách sạn chó, thật táo gan. Mình nói chỉ riêng cái biển này
cũng đủ cho người ta xách cổ anh lên phường năm lần bảy lượt, đúng không. Bảo
Sinh cười hì hì, nói ôi nhiều chuyện lắm nhiều chuyện lắm.
Vào đấy mới
biết người chỉ ở một góc, còn lại toàn chó mèo, đủ loại chó mèo, con bé tí bằng
nắm tay, con to đùng như con nghé… Ở góc xa cuối vườn là nghĩa địa chó mèo được
xây cất rất là… cung kính, hi hi. Hèn gì Bảo Sinh có biệt danh vua chó kể từ
1990, ai muốn có giống chó mèo tốt cứ hỏi anh, nhà ai có chó mèo ốm đau bệnh
tật cứ hỏi anh là xong hết.
Khuôn viên
được chia ra nhiều ngăn, trên các lối đi rải đá răm, thỉnh thoảng có những
phiến đá xanh đựơc mài nhẵn bóng khắc thơ Bảo Sinh, thơ yêu lẫn thơ thế sự, thơ
thiền lẫn thơ bố nhắng rải đều trên các phiến đá vườn nhà anh.
Cái hồ rộng
chừng hai sào là thế giới hổ lốn vừa lạ vừa vui, chỗ thì ngộ nghĩnh chỗ thì đẹp
mắt. Dưới hồ là dãy tượng đoàn thầy trò Đường tăng đi lấy kinh. Trên bờ có Tiên
đồng Ngọc nữ, có Cửu trùng đài đắp tượng 18 vị La hán xếp thành
hàng bên tường rào, mỗi vị một bát hương, một phiến đá đề thơ Bảo Sinh.
Bên này hồ là tượng Phật uy nghi, bên kia bờ hồ là tượng Bảo Sinh cũng uy nghi
không kém, cả hai đều tay bắt quyết miệng nam mô, he he.
Chó và mèo,
người và ngợm, phật và ma… cả một thế giới lạ hoặc giữa phố phường Hà Nội, ai
đã tới thăm một lần suốt đời không thể quên. Trong cái thế giới ấy ông chủ uống
rượu đọc thơ, bà chủ tụng kinh niệm phật, chó sủa gâu gâu, mèo kêu meo meo… vui
hơn tết. Khu vườn chỗ cây cổ thụ toả bóng râm mát, chỗ cỏ cây bụi bờ chen chúc
trong nắng vàng hoe. Mùi hoa lan, hoa nhài hoa huệ lẫn trong mùi mèo mùi chó
mùi người… vừa thơm vừa tục.
Bảo Sinh nói
tôi đi bộ đội thoát chết trận là nhờ tiên nhờ Phật, ra quân thoát chết đói
là nhờ mèo nhờ chó, còn vui vẻ đến giờ là nhờ người nhờ thơ,
người ta ơn huệ đôi ba người còn tôi mang ơn cả thế giới.
Có một
chuyên anh ít kể nhưng ai hỏi anh đều kể rất vui, đấy là chuyện bố anh. Cụ là
một trong những tay vẽ truyền thần đầu tiên của Hà Nội, khét tiếng một thời.
Hôm Lê Thiết Cương tổ chức triển lãm tranh truyền thần, nhiều bức của cụ được
bày ai cũng thích. Cụ vẽ truyền thần và làm thơ, dạy cho Bảo Sinh vẽ truyền
thần và làm thơ, có lẽ dòng thơ đặc sản Bảo Sinh có ảnh hưởng nhiều từ thơ của
cụ.
Đến khi nghề
vẽ truyền thần hết thời cụ cũng đã già, con cháu cũng đã ăn ra làm nên, có của
ăn của để thì cụ mới đi truyền bá thơ cụ. Sáng sáng cụ ra Bờ Hồ đi bộ đôi vòng
rồi tập hợp các cụ ông cụ bà yêu thơ tới nghe cụ đọc thơ, cụ trả tiền nghe thơ
đàng hoàng, gọi là nhuận tai.
Những người
khen đúng chỗ bao giờ cũng được hưởng nhuận tai nhiều gấp đôi gấp ba người chỉ
biết nghe không biết khen, hi hi. Bảo Sinh nói nhuận tai của cu lên đến mấy
trăm triệu không phải chuyện bỡn. Ngày cụ chuẩn bị về trời, cụ gọi con cháu
vào, tưởng là để nghe nói lời di chúc, hoá ra không, cụ hỏi thơ bố có hay
không. Con cháu chẳng ai đọc thơ cụ nên lúng túng không biết nói sao, trừ Bảo
Sinh, anh nói thơ bố hay lắm, con xin theo nghiệp bố. Cụ cười hắt một tiếng,
nói mày là thằng có hiếu, nói xong thì đi, tay nắm chặt tay Bảo Sinh.
Chuyện như
phịa nhưng mà đúng vậy, Bảo Sinh nói tôi bỏ nghiệp truyền thần theo “nghiệp
chó”, chỉ có thơ là tôi quyết nối nghiệp bố tôi, bố tôi mừng lắm, nói làm nhà
thơ dân gian thôi con nhé, đừng làm nhà thơ nhà nước rách việc lắm. Bố tôi yêu
thơ đến chết, chắc rồi tôi cũng yêu thơ đến chết, chỉ có một cái khác thôi…
Mình hỏi khác cái gì, anh trâm ngâm không nói.
Rất lâu sau
Bảo Sinh mới nói. Anh uống đủ một chầu rượu ngon, ngẩng lên nhìn trời, nói bố
tôi suốt đời tôn thờ một cô gái, bức truyền thần đẹp nhất bố tôi vẽ là bức chân
dung cô ấy. Cô ấy chết trẻ, kể từ đó ngày ngày bố tôi làm thơ, ra bưu điện gửi
về đúng địa chỉ nơi cô ấy sống. Hơn nửa thế kỷ vật đổi sao dời, cái địa chỉ ấy
chẳng còn, cụ biết nhưng cụ cứ kiên quyết không thay địa chỉ.
Mình nói thế
anh tôn thờ ai, làm thơ cho ai, Bảo Sinh nói tôi tôn thờ cả thế giới, làm thơ
cho cả thế giới. Rồi Bảo Sinh nhấp một chút rượu, ngâm nga: Cuối cùng tất cả chúng ta/Đều lên nóc tủ ngắm gà
khỏa thân. Mình nói đó
là câu thơ dọa chết hay nhất, anh mỉm cười lắc đầu, nói không không, tôi đang
doạ người sống đó chứ. Và anh nhăn răng cười, cái răng sứt lộ thiên, mắt nhắm
tít, đầu giật giật y chang Đỗ Mục khi say, chẳng biết có đúng không nữa.
THƠ
BẢO SINH (Trích)
-Cuối cùng tất cả chúng ta Đều lên nóc tủ ngắm gà khỏa thân.
-Lạc trong đời đạo dắt ra
Lạc trong đạo sẽ có ma dắt vào.
-Trời đất phải sinh ra ta
Nếu không sao được gọi là hóa công
Vào ra trời đất mênh mông
Thân ta là chỗ hóa công ở nhờ
-Ra đường sợ nhất công nông
Về nhà sợ nhất vợ không mặc gì!
-Vợ là cơm nguội nhà ta
Lại là phở tái của cha láng giềng
-Ai cũng làm được nhà thơ
Ai cũng có thể “sù cơ” của mình
-Muốn đuổi khách ra khỏi nhà
Đọc thơ được giải họ ra tức thì
-Muốn cho trộm chẳng đến nhà
Đề vào trước cửa: Đây là nhà thơ
-Cùng chung một chuyến đò ngang
Kẻ thì sang bến người đang trở về
Lái đò lái mãi thành mê
Sang về chẳng biết mình về hay sang.
-Đi đái thì đứng giữa đường
Hôn nhau lại đứng sau tường để che
-Ghế thì ít, đít thì nhiều
Cho nên đấu đá là điều tất nhiên
-Ba lạng ở chốn động tiên
Thừa chỗ đủ để cưỡi lên vạn người
-Im lặng vợ bảo giận gì
Tươi cười vợ bảo chắc đi với bồ
-Vợ là thánh chỉ vua ban
Có sao dùng vậy miễn bàn đúng sai
-Mình ngu nhiều kẻ ngu hơn
Cho nên được gọi là khôn hơn người
Em xinh đâu bởi nụ cười
Em xinh là bởi nhiều người xấu hơn
-Muốn so thơ dở thơ hay
So bồ của họ biết ngay thôi mà…
-Suốt đời chỉ yêu một người
Bệnh ấy còn nặng gấp mười ung thư
ĐỘT NHẬP HANG Ổ THƠ BÚT LÔNG
Người
ta đã gán cho Văn Thùy những cái tên: lục bát giang hồ, nhà thơ vườn hoang,
lãng tử thi, dị nhân đạo sỹ, quái nhân hiệp khách, thu thủy chữ, cửu vạn
chữ,... đánh bả
nghiện, bỏ bùa mê thơ, làm ngẩn ngơ thêm khối kẻ...
HỢP TÁC XÃ THƠ HỒN RƠM
Anh em yêu mến Văn
Thùy mà gọi trìu mến thế. Còn Văn Thùy, luôn và hằng tự giới thiệu mình
trong các tập thơ chép tay bán đắt như tôm tươi là hợp tác xã thơ Hồn Rơm.
Thơ Văn Thùy được
gọi là thơ bút lông vì ông già 70 cái hom hem này có biệt tài trình bày thơ lục
bát của mình bằng thư pháp rất đẹp. Và không ai có thể tin rằng “anh già” này
đã “bịa” ra vô số câu thơ tình cực hay làm ngơ ngẩn lòng người.
Những cặp lục bát
tài hoa được Văn Thùy thể hiện ngọt như mía lùi, nhẹ như tên và tự nhiên như...
ruồi. Chữ nghĩa không cầu kì, uốn éo, văn phong đa dạng, lúc phảng phất hồn thơ
Nguyễn Bính, nhưng không man mác, nhè nhẹ mà rất mạnh. Mảng thơ thế sự thì
quyết liệt, đáo để, bỗ bã, chữ nghĩa “tử tế” và tung hoành. Đến báo chí cũng
phải công nhận, Văn Thùy là người chuyên “chế tạo” ca dao và “sản xuất” thơ
sạch.
Sau Tết Nguyên tiêu người ta lại kêu lên:
Cho lão dị nhân Văn Thùy đi cai nghiện thơ. Nhưng chưa cai nghiện thơ được cho
lão thì lão đã lôi kéo,
ĐÁO ĐỂ
Lúc tôi vào nghề,
thầy tôi dặn: “Nhà báo đừng “đú” với nhà thơ. Nhà báo luôn cần tỉnh táo. Mà nhà
thơ thì “phiêu” lắm.”.
Văn Thùy tửng từng
tưng với những cái nhìn chòng chọc vào thơ, vào nhà thơ. Thùy mang cái đáo để
vào thơ mình:
“Dăm bài dở mếu dở
cười
Nội soi chữ, thấy
nhiễm lời thằng khôn”.
Bia miệng tạc một
Thị Màu hư, vậy mà: “Đời chê thì để tôi thương lấy Màu”. Tán tỉnh:
“Mà này, quái phải
tương tư/
Cứ tôi, cần cóc gì
sư nhẵn đầu”.
Rồi công bố thiên
hạ:
“Phải tay này gặp
Thị Màu
Chẳng sưng đầu mõ,
cũng nhàu vú chuông”.
Cái đáo để khiến
người ta đọc thơ Thùy phát... vã mồ hôi hột.
Văn Thùy dùng khẩu
ngữ, “ộc” ra đằng miệng kiểu dân gian. Đặc biệt dùng thể loại lục bát để làm
thơ, vì “đó là kho báu ông cha để lại. Sao phải vay mượn du nhập thể loại khác
vào thơ Việt Nam ”.
Với Văn Thùy:
“Thơ Đường hộ khẩu
bên Tầu/
Cưỡng hôn bát cú làm
dâu nước mình”.
Vì thế, chả việc gì
phải dùng “hộ khẩu” nhà hàng xóm. Cứ chính chủ sổ đỏ, lục bát câu 6 câu 8 mà
chơi.
THƠ TỈNH TÌNH TINH
Văn Thùy có tam
sư là ba vị nổi tiếng: Bùi Xuân Phái (Phái “phố”), Vũ Đình Liên (tác
giả bài thơ “Ông đồ”) và Trần Văn Lưu (chụp ảnh). Nhắc đến tam sư, Văn Thùy
ngùi ngùi: “Tam sư đều về với tổ tiên rồi. Còn mỗi mình mình bốc bải chữ đời
thôi”.
Bị vạ chữ năm
1978, Văn Thùy “chạy” về Hưng Yên rồi “đóng đô” luôn. Lang thang làm anh thợ
ảnh, rồi khi đã vào hàng lão, lại “đốc chứng” ra làm thơ. Đặc biệt là cách làm
thơ “tán gái nịnh đầm”. Có lẽ, rất gợi cảm, tế nhị, hóm hỉnh nên được nhiều
người ngưỡng mộ. Người ta lích rích đọc thơ bút lông cho nhau nghe bất kể nơi
nào: trong văn phòng, công sở, trên chiếu nhậu, trong trường đại học, thậm chí
là cả trên ruộng cày...
Thơ tình của
Thùy chỉ một cặp lục bát:
“Em đi mấy bước nữa
rồi
Dẫm chồng lên vết
hôn hồi mới yêu”.
Nhưng hóm hỉnh, tinh
nghịch như còn trai trẻ:
“Vừa ban thông điệp
yêu đương
Bỗng dưng cả bộ dát
giường động kinh”
Hay:
Có gì mạnh đến lạ thường
Yêu suông đã bốn
chân giường còn hai”.
Thật khó tưởng
tượng một ông lão đã ngoài 70, mới ti toe bước vào làng thơ cách
đây 11 năm lại được nhiều bạn đọc trong cả nước thuộc thơ mình đến thế.
Hô thần
chú hú vô thanh
Điều phong
vận thủy vẽ tranh bằng... mồm
VẼ TRANH BẰNG… MỒM
Văn Thùy có một
không hai, vô địch thiên hạ ở cái khoản bán thơ của mình. Năm nay, ngày
thơ Việt Nam
ở Văn Miếu, cuối buổi đếm tiền, tổng số tiền bán thơ của lão lên tới 2 triệu.
Mà là thơ viết tay, bày trên mẹt, chả phải loại đài các bóng bẩy gì.
Trong khi các nhà
thơ khác phải bỏ tiền ra để in thơ, thì Văn Thùy chuyên viết thơ mình bằng thư
pháp, vẽ tranh trang trí cho thơ bằng... mồm, rồi bày lên mẹt bán. Có bài thơ
tình hai câu lục bát 14 chữ, người ta trả Văn Thùy 100 nghìn. Chả hiểu, lão thơ
làm thế nào mà còn bán được cho anh đồng nát một cặp lục bát 20 nghìn đồng. Tôi
trêu: “Làm tiền như ranh”.
Trong tuềnh toàng, không
thể gọi là một căn nhà của thế kỉ 21, tôi nằng nặc đòi Văn Thùy “biểu diễn” cái
thể loại vẽ tranh bằng... mồm. Bởi, cái gì tai nghe mà mắt chưa thấy thì chả có
lí do gì để tin cả.
Văn Thùy lườm tôi
một cái. Kệ. Các cụ chả bảo phải khích tướng là gì. Y rằng, lão
thơ lôi hòm đồ nghề ra. Có bút lông, mực tàu. Tôi chìa
tờ giấy khổ A4 cho lão. Văn Thùy nhỏ một giọt mực vào trang giấy
bằng bút lông. Một giọt mực to, đậm, đen sì nằm thu lu trên giấy. Lão nghiêng
tờ giấy, phồng mồm trợn má thổi đánh phù một cái, giọt mực bắn tóe tòe loe, lão
nghiêng qua nghiêng lại một lúc, chả hiểu thổi phè phè thêm vài cái thế nào, mà
xong cái gốc rễ cây tre.
KHÔNG “ĐỐM LƯỠI”, NÊN CHỈ LÀM THƠ
Văn
Thùy “bán” được thơ, nhưng vẫn nghèo. Lại còn bao biện:
“Đã là nhà thơ, mà nhung gấm lầu sang thì không bao
giờ ra thơ được. Cuộc đời tôi, thơ như là định
mệnh. Không trở thành nhà thơ thì chỉ có thành tướng cướp. Tướng cướp, hay làm
nghề lừa đảo thì phải có “đốm lưỡi”, phải nói khôn và đủ sức khỏe. Mình nói
ngu, nói ngơ, không có “đốm lưỡi”, không lừa đảo được thì chỉ có “sa đọa” vào
làm thơ:
Đam mê là tội giời
đày
Càng béo chữ nghĩa
càng gày niêu cơm”.
Văn Thùy nghèo thật. Giữa thị xã Ân Thi (Hưng Yên) sầm uất, cái nhà xiêu vẹo,
lại sâu tụt xuống so với mặt đường và các nhà khác trông giống như một cái tổ
co ro thảm hại.
Thùy vừa cười:
“Người ta tôn đường bốn lần, mình không có tiền, nên cứ tụt sâu xuống” vừa mân
mê cái khóa cửa và cái cưa. Sự thể, là khi trở về, thì lão thơ không nhớ được
mình đã để chìa khóa ở đâu, đành sang hàng xóm mượn cái cưa về cưa khóa cho
chúng tôi vào.
Thôi em cố gắng ở
nhà
Lá chanh cứ thái đùi
gà cứ băm
Tôi đi vét chữ vài
năm
Trộm xong lục bát về
nằm ru em
Tôi vừa ủn cái cửa một cái, nó tung cả cái bản lề chổng
chồng chông lên làm tôi mất đà hết hồn. Còn lão thơ thì thêm lần nữa lại ngẩn
ra... tiếc rẻ. Đồ đạc quý giá nhất có lẽ là cái ti vi không màu bé tí tị tì ti.
Trên tường treo những bài thơ thư pháp, những
bức ảnh kỉ niệm với tam sư. Góc phòng chất ngất những món đồ điện mà theo trình
bày của gia chủ thì đó là hậu quả của chứng đãng trí. Muốn có nước nóng giãy
đành đạch để pha trà nhưng cắm xong ấm nước thì quên khuấy đi mất. Thế là cháy.
Mà không chỉ dừng ở con số vài lần.
Chúng tôi lên xe,
sau cái vẫy tay, ngoái lại thấy lão thơ vẫn đang tần ngần bên cái bản lề. Dáng
vẻ cô liêu, xiêu vẹo. Mũi cay cay, tôi giật mình, muốn vả vào cái suy nghĩ của
mình, vì cái tội tự dưng lại yếu đuối. Đó là một bản lĩnh thơ, một bản lĩnh
mang tên Văn Thùy cơ mà.
VIỆT NGA
Thơ Văn Thùy
Thôi em cố gắng ở nhà
Lá chanh cứ thái đùi
gà cứ băm
Tôi đi vét chữ vài năm
Trộm xong lục bát về nằm ru em
Đam mê là tội giời đày
Càng béo chữ nghĩa càng gày niêu cơm.
Hô thần chú hú vô thanh
Điều phong vận thủy vẽ tranh bằng... mồm
Em đi mấy bước nữa rồi
Dẫm chồng lên vết hôn hồi mới yêu.
Vừa ban thông điệp yêu đương
Bỗng dưng cả bộ dát giường động kinh
Có gì mạnh đến lạ thường
Yêu suông đã bốn chân giường còn hai.
Thơ Đường hộ khẩu bên Tầu
Cưỡng hôn bát cú làm dâu nước
mình.
Đời chê thì để tôi thương lấy Màu
Mà này, quái phải tương tư/
Cứ tôi, cần cóc gì sư nhẵn đầu.
Phải tay này gặp Thị Màu
Chẳng sưng đầu mõ, cũng nhàu vú chuông.
Dăm bài dở mếu dở cười
Nội soi chữ, thấy nhiễm lời thằng khôn.
Trách em chỉ trách nửa lời
Gặp ai cũng biếu vốc cười ngô rang
Cuộc đời nối mạng là duyên
Nhấp chuột ý tưởng đừng quên cội nguồn
Nói với Văn Thùy 1
Trịnh Tuấn
Sau ngày Thùy chết đi rồi
Sẽ có khối đứa đứng ngồi tỉ tê
Một mâm chữ nghĩa đem chia
Hai hàng nội ngoại ra về... tay không!
Ngó qua mấy chữ tồng ngồng
Thương cho giấy góa ưỡn mông khóc thầm...
Sẽ có khối đứa đứng ngồi tỉ tê
Một mâm chữ nghĩa đem chia
Hai hàng nội ngoại ra về... tay không!
Ngó qua mấy chữ tồng ngồng
Thương cho giấy góa ưỡn mông khóc thầm...
Nói với Văn Thùy 2
Tú Cười
Thơ thơ...sao viết cho vừa...
Lòng sung lòng vả sớm trưa... chát lòng !
Lòng sung lòng vả sớm trưa... chát lòng !
___________________________
THƠ BẢO SINH - HÀ NỘI
Cuối cùng tất cả chúng ta THƠ BẢO SINH - HÀ NỘI
Đều lên nóc tủ ngắm gà khỏa thân.
Lạc trong đời đạo dắt ra
Lạc trong đạo sẽ có ma dắt vào.
Trời đất phải sinh ra ta
Nếu không sao được gọi là hóa công
Vào ra trời đất mênh mông
Thân ta là chỗ hóa công ở nhờ
Ra đường sợ nhất công nông
Về nhà sợ nhất vợ không mặc gì!
Vợ là cơm nguội nhà ta
Lại là phở tái của cha láng giềng
Ai cũng làm được nhà thơ
Ai cũng có thể “sù cơ” của mình
Muốn đuổi khách ra khỏi nhà
Đọc thơ được giải họ ra tức thì
Muốn cho trộm chẳng đến nhà
Đề vào trước cửa: Đây là nhà thơ
Cùng chung một chuyến đò ngang
Kẻ thì sang bến người đang trở về
Lái đò lái mãi thành mê
Sang về chẳng biết mình về hay sang.
Đi đái thì đứng giữa đường
Hôn nhau lại đứng sau tường để che
Ghế thì ít, đít thì nhiều
Cho nên đấu đá là điều tất nhiên
Ba lạng ở chốn động tiên
Thừa chỗ đủ để cưỡi lên vạn người
Im lặng vợ bảo giận gì
Tươi cười vợ bảo chắc đi với bồ
Vợ là thánh chỉ vua ban
Có sao dùng vậy miễn bàn đúng sai
Mình ngu nhiều kẻ ngu hơn
Cho nên được gọi là khôn hơn người
Em xinh đâu bởi nụ cười
Em xinh là bởi nhiều người xấu hơn
Muốn so thơ dở thơ hay
So bồ của họ biết ngay thôi mà…
Suốt đời chỉ yêu một người
Bệnh ấy còn nặng gấp mười ung thư
THƠ
VĂN THÙY - HƯNG YÊN
Thôi em cố gắng ở nhà
Lá
chanh cứ thái đùi gà cứ băm
Tôi
đi vét chữ vài năm
Trộm
xong lục bát về nằm ru em
Đam mê là tội giời đày
Càng
béo chữ nghĩa càng gày niêu cơm.
Hô thần chú hú vô thanh
Điều phong
vận thủy vẽ tranh bằng... mồm
Em đi mấy bước nữa rồi
Dẫm
chồng lên vết hôn hồi mới yêu.
Vừa ban thông điệp yêu đương
Bỗng
dưng cả bộ dát giường động kinh
Có gì mạnh đến lạ thường
Yêu
suông đã bốn chân giường còn hai.
Thơ
Đường hộ khẩu bên Tầu
Cưỡng hôn bát cú làm dâu nước mình.
à này, quái phải tương tư
Cứ tôi, cần cóc gì sư nhẵn đầu.
Phải
tay này gặp Thị Màu
Chẳng
sưng đầu mõ, cũng nhàu vú chuông.
Dăm bài dở mếu dở cười
Nội
soi chữ, thấy nhiễm lời thằng khôn.
Trách em chỉ trách nửa lời
Gặp
ai cũng biếu vốc cười ngô rang
Cuộc
đời nối mạng là duyên
Nhấp
chuột ý tưởng đừng quên cội nguồn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét