28 tháng 1, 2015

Đái tháo đường là gì?


Đái tháo đường là gì?  Tiểu đường – đái tháo đường – glucerna

Đái tháo đường là căn bệnh đầy thách thức ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Nếu không kiểm soát được, nó sẽ dẫn đến suy giảm sức khỏe và các vấn đề nghiêm trọng khác.

ĐÂY LÀ BỆNH GÌ?

Đái tháo đường là một bệnh mãn tính trong đó cơ thể không sản xuất đủ insulin, hay không thể sử dụng insulin. Thông thường, các loại tinh bột,chất đường và các chất dinh dưỡng khác được phân tách thành glucose, và được máu chuyển đến các tế bào. Các tế bào sử dụng insulin, một chất nội tiết tố (hormone) do tuyến tụy tiết ra, giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng. Nếu không có đủ insulin, hay insulin không được sử dụng đúng, glucose sẽ tăng lên trong máu và nước tiểu, điều này sẽ gây nên rất nhiều vấn đề về sức khỏe.

NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân của bệnh Đái tháo đường hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Có thể là do mối quan hệ gia đình, chẳng hạn nếu cha mẹ bị đái tháo đường thì con của họ sẽ dễ bị đái tháo đường hơn. Một nguyên nhân khác đó là lối sống, bao gồm chế độ ăn và tập luyện, cũng giữ một vai trò quan trọng. Đái tháo đường tuýp 2 có khuynh hướng dễ xảy ra hơn ở người thừa cân.

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Đái tháo đường đang phát triển mạnh và gây ảnh hưởng đến 285 triệu người trưởng thành trên thế giới – chiếm 6,4% dân số trưởng thành trên toàn cầu. Đến 2030, con số này được dự báo tăng lên đến 438 triệu người hay 7,8% dân số trưởng thành trên toàn cầu. Căn bệnh này làm hao tổn chi phí của những người mắc bệnh. Bên cạnh hàng trăm trường hợp tử vong, bệnh đái tháo đường còn có thể làm suy yếu chức năng của tim, thận, mắt, và thần kinh. Đái tháo đường thường đi kèm với bệnh tim, đột quỵ, tăng huyết áp, bệnh thận, mù mắt, tổn thương thần kinh, và đoạn chi. Đái tháo đường tạo ra những gánh nặng kinh tế do gia tăng tỷ lệ mắc bệnh mới và số lượng các thương tật liên quan cùng xuất hiện. Hiện nay, người ta ước tính chi phí chăm sóc y tế hàng năm trên toàn thế giới cho bệnh nhân đái tháo đường vào khoảng 223 tỷ đô-la, con số này đang tiếp tục tăng lên theo tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường mới. Hội Đái tháo đường quốc tế (IDF) ước tính chi tiêu cho bệnh đái tháo đường trên toàn thế giới tối thiểu sẽ là 561 tỷ đô-la vào năm 2030.

TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Tiền đái tháo đường, đôi khi được gọi là “IGT” (rối loạn dung nạp glucose) hay “IFG” (rối loạn đường huyết lúc đói), tồn tại khi nồng độ glucose quá cao so với mức bình thường, nhưng chưa đủ cao để đạt tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường. Nếu không được điều trị, 40 đến 50 % người bị tiền đái tháo đường sẽ mắc bệnh đái tháo đường type 2 trong vòng 10 năm. Hội Đái tháo đường Quốc tế (IDF) cho rằng trong năm 2003, chứng IGT (rối loạn dung nạp glucose)đã hiện diện trong 314 triệu người (8,2% những người trưởng thành) và đến năm 2025 người ta dự báo rằng con số này sẽ tăng lên 472 triệu (9% những người trưởng thành).  Thêm vào đó, dữ liệu của IDF chứng minh rằng các cư dân ở những vùng địa lý khác nhau có tỷ lệ tiền đái tháo đường khác nhau. Vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương đứng cao nhất về số người trưởng thành mắc chứng này, và các con số cũng đang tăng nhanh ở châu Phi, Trung đông, và vùng phía đông Địa Trung Hải. Thật vậy, sự khác nhau về tiền đái tháo đường giữa các vùng cũng được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ ghi nhận. Trung tâm này cũng cho biết, từ 2005 đến 2008, dựa trên nồng độ đường huyết lúc đói hay A1C, 35% người Mỹ trưởng thành, từ 20 tuổi trở lên, bị đái tháo đường, trong đó phân nửa có độ tuổi từ 65 trở lên.
Tin tốt lành là, như đối với nhiều trường hợp đái tháo đường tuýp 2, những người được chẩn đoán là tiền đái tháo đường có thể giải quyết hiệu quả tình trạng của họ bằng cách thực hiện các thói quen có lợi hơn cho sức khỏe trong cuộc sống hàng ngày: thực hiện các thay đổi trong chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể lực, cũng như tránh hút thuốc lá và uống rượu quá độ. Ngoài ra, thừa cân và béo phì cũng có thể được cải thiện, giống như có thể thực hiện được đối với rối loạn lipid máu và tăng huyết áp. Có bằng chứng rõ ràng cho thấy rằng những người bị tiền đái tháo đường có thể phòng ngừa hoặc làm chậm tiến triển thành bệnh đái tháo đường tuýp 2 bằng cách thay đổi lối sống và giảm cân ở mức độ vừa phải.

CÁC LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

TUÝP 1 VÀ TUÝP 2

Những người bị đái tháo đường tuýp 1 bị thiếu insulin, có nghĩa là cơ thể sản xuất không đủ insulin. Như vậy các loại chất bột, đường (carbohydrates) ăn vào không được chuyển thành năng lượng. Có ít hơn 10% những người bị đái tháo đường là tuýp 1, và phần lớn các trường hợp được chẩn đoán là trẻ em và người trẻ trưởng thành.
Những người bị đái tháo đường tuýp 2 bị đề kháng với insulin. Cơ thể có thể sản xuất một ít insulin nhưng nó không thể chuyển hóa được glucose. Khoảng 85% đến 95% người bị đái tháo đường trên thế giới là tuýp 2.  Mặc dù đái tháo đường tuýp 2 trước đây thường xảy ra ở người lớn tuổi, trong những năm gần đây bệnh thường xảy ra ở những người trẻ hơn và cả trẻ em.  

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG THAI KỲ

Đái tháo đường trong thai kỳ là một ví dụ của đái tháo đường "có điều kiện". Đái tháo đường "có điều kiện" xảy ra liên quan đến những tình trạng bệnh lý nào đó, như là bệnh tuyến tụy, một số rối loạn di truyền, và mang thai. Tuy nhiên, dù chỉ trong ngắn hạn, những phụ nữ bị đái tháo đường trong thai kỳ sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 trong giai đoạn sau của cuộc đời.  

RỐI LOẠN DUNG NẠP GLUCOSE (IGT), HAY TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Rối loạn dung nạp glucose (IGT)nghĩa là khả năng kiểm soát nồng độ glucose của cơ thể không bình thường, nhưng chưa suy giảm đến mức được gọi là đái tháo đường. Những người bị rối loạn dung nạp glucose trong nhóm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2.

CÁC BIẾN CHỨNG CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Bệnh nhân đái tháo đường gia tăng nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ, tổn thương thần kinh dẫn đến đau và tê ở bàn tay và bàn chân, suy giảm chức năng thận, và bệnh về mắt. 

CÁC BIẾN CHỨNG CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Mặc dù tỷ lê mắc bệnh đái tháo đường gia tăng đột ngột trong vài năm qua, nhiều người vẫn không biết rằng họ mắc bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của đái tháo đường:
  • Khát nhiều hơn
  • Đi tiểu nhiều lần hơn
  • Sụt cân, ngay cả khi có cảm giác ăn ngon miệng
  • Mệt mỏi rất nhiều
  • Kích thích, nhiễm trùng, ngứa vùng sinh dục
  • Nhìn mờ
Đái tháo đường tuýp 1 có thể tiến triển nhanh, với các triệu chứng rõ ràng. Đái tháo đường tuýp 2 có xu hướng tiến triển chậm hơn, và các triệu chứng thường đi kèm với các tình trạng bệnh lý khác.
Phát hiện sớm bệnh đái tháo đường giúp gia tăng cơ hội phòng ngừa hay làm chậm xuất hiện các triệu chứng. Một số trong các triệu chứng kể trên có vẻ như bình thường, nhưng nếu bạn thấy sự xuất hiện của chỉ một triệu chứng thôi thì cũng nên nhờ đến sự đánh giá của nhân viên y tế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét