Bài thơ “Thần” (Nam quốc sơn hà) được coi như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam và tác giả là Lý Thường Kiệt. Đây cũng là tác phẩm được biên tập trong sách giáo khoa, THCS và THPT (Cấp 2 và cấp 3), nhiều thế hệ học sinh đã học và làm bài luận. Nhưng trải qua nhiều năm tháng những cái sai, cái lệch của nó vẫn chưa được điều chỉnh kịp thời để trả lại nó nguyên vẹn những ý nghĩa lịch sử và văn học. Bài viết này, tập hợp lại một số tư liệu khảo cứu từ đó phân tích bổ sung thêm góp phần nhìn nhận rõ hơn những giá trị đích thực của nó.
Về tác giả và xuất xứ: Từ trước, bài thơ được cho là sáng tác của Lý Thường Kiệt trong lần chống Tống tại phòng tuyến Như Nguyệt năm 1077. Tuy nhiên mới đây, trong cuốn sách Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn do Nhà xuất bản Hà Nội xuất bản năm 2006, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định bài thơ này ra đời từ thời Tiền Lê và cũng được sử dụng trong trận đánh chống quân Tống, nhưng là lần đầu vào năm 981.
Năm 981, nhân khi cha con vua Đinh Tiên Hoàng vừa bị hại, trong nước Đại Cồ Việt có nội loạn (Đinh Điền, Nguyễn Bặc nổi dậy chống Lê Hoàn), Nhà Tống phát quân xâm lược.Lê Hoàn đã sai người ngâm bài thơ
trên để khích lệ tướng sĩ và uy hiếp tinh thần quân Tống. Trên thực tế, tư liệu để lại xác đáng hơn cả
là sách Lĩnh Nam Chích quái, khoảng trang 72-74 có
ghi: “Đêm ấy Đại Hành mộng thấy hai thần nhân cùng xông vào trại giặc
mà đánh. Canh ba đêm ba mươi tháng mười, trời tối đen, mưa to, gió lớn đùng
đùng. Quân Tống kinh hoàng. Thần nhân
tàng hình ở trên không, lớn tiếng ngâm rằng: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư…”. Quân Tống nghe thơ,
xéo đạp vào nhau mà chạy tan… Lê Đại Hành trở về ăn mừng, phong thưởng công
thần, truy phong cho hai vị thần nhân… sai dân phụng thờ… nay vẫn còn là phúc
thần”.
Trên thực tế, bài thơ mang dấu ấn dân gian, rất có thể một văn sĩ nào đó thời
Lê Hoàn đã sáng tác. Ở Thời kỳ “U linh” đó việc mượn thần để thị uy kẻ thù đạt
hiệu quả vốn là điều hiển nhiên. Bởi vậy bài thơ ra đời chỉ gọi là bài thơ
“Thần” chứ không phải là Nam quốc sơn hà. Có 2 dấu ấn trong nội tại bài thơ
minh chứng cho điều này . Một là từ “Đế” gắn với việc Lê Hoàn lần đầu tiên
trong lịch sử đại Việt xưng đế. Hai là câu kết của bài thơ, quan điểm thần
thánh lẽ trời rất rõ ràng.
Các nhà nghiên cứu gần đây thống nhất quan
điểm Nam quốc sơn hà là bài thơ thần, xuất hiện dưới thời Lê Đại Hành. Sử sách (Đại
Việt sử ký toàn thư, Lịch
triều hiến chương loại chí, Việt điện u linh...), đều chép Lý Thường
Kiệt sai người vào đền thờ anh em Trương Hống, Trương Hát (tướng của Triệu Việt Vương) ngâm bài thơ này nhưng
không nói rõ ông là tác giả. Và
ở thời kỳ ấy, Lý Thường Kiệt không có động thái “Phong thần” nếu thần mách bảo.
Vì sao? giản đơn là bài thơ “Thần”này đã có từ trước. Như vậy, các tác giả
kết luận: Lý Thường Kiệt chỉ là người vận dụng bài thơ này để đuổi quân Tống.
Bản phiên âm Hán Việt:
Nam quốc sơn hà Nam
đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại
Thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm
phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ
bại hư
Bản dịch thơ:
Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam vua Nam
ở,
Rành rành định phận tại
sách Trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm
phạm,
Chúng bay sẽ bị đánh tơi
bời.
Một
số câu từ cần được điều chỉnh lại.
Bài thơ “Thần” vừa là một văn bản lịch sử, vừa là một tác phẩm văn
học. Hai yếu tố này gắn kết với nhau trong một tác phẩm. Nếu bỏ qua một số từ
ngữ quan trọng thì bài thơ sẽ mất giá trị đi rất nhiều.
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Dịch là “Sông núi nước nam vua Nam ở”.
Trong câu này có một chữ
“Đế” đặc biệt quan trọng , nhưng đã bị người dịch bỏ mất và thay bằng từ “Vua”
thành ra Nam đế hoá Vua Nam. Quan niệm đạo trời thời kỳ phong kiến cho rằng
Trời (Ngọc đế) là chí tôn vô lượng cai quản toàn bộ vũ trụ. Bởi vậy, mỗi phần
đất trần gian được giao cho con cái người chọn cai quản, những người ấy là
Thiên tử (Con trời). Những Thiên tử này xưng Đế. đặc biệt ý tưởng này trở thành ý tưởng thống trị
của giai cấp phong kiến Trung Hoa.
Năm 221 trước Công nguyên, Tần Vương Doanh
Chính thống nhất các nước nhỏ, các dân tộc khác nhau trên một vùng rộng lớn tạo
ra tiền đề để tạo thành nước Trung Quốc sau này. Vua Tần là Doanh Chính vốn
đang xưng Vương không muốn dùng lại danh xưng Vương như vua nhà Chu, mà sau này
sẽ được dùng làm tước phong tặng cho các công thần của mình (tước Vương). Để
chứng tỏ đẳng cấp cao hơn của vua nhà Tần mới so với vua nhà Chu cũ, phân rõ
tôn ti trên dưới với các vua cai trị các tiểu quốc cũ đã bị tiêu diệt, tỏ rõ
thần quyền phong kiến chính danh với dân các nước đã bị chiếm đoạt, tiêu diệt,
Tần Doanh Chính đã ghép chữ Hoàng là danh xưng của 3 vị vua thời Tam
Hoàng và chữ Đế là danh xưng của 5 vị vua thời NGũ đế thời thượng cổ
thành tước vị Hoàng đế, và trở thành vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử
nước Tần, tức là Tần Thuỷ Hoàng. Từ đó các vị vua Phong kiến chính thống
ở Trung Quốc cũng dùng danh vị này, và tước Vương trở thành bậc thứ hai.
Như vậy bản dịch là Vua, thì vua Việt chỉ là “Vương”
cùng đẳng cấp với bậc “Vương” ở Trung Quốc mà thôi và dưới trướng của “Hoàng
đế”. Điều này trong Bình Ngô đại cáo cũng dịch chưa chuẩn :
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một
phương
( Nguyên thể : “ Mỗi bên xưng đế một phương”).
Cái thâm thuý của tác giả là gửi gắm niềm tự hào dân tộc, ý thức
chủ quyền lãnh thổ văn hoá và nhà nước ở cả chữ “Đế”. Ở đây là sự ngang bằng
cùng bậc. Từ “ Đế” được xướng lên với một niềm kiêu hãnh và ngập tràn sức mạnh
tự tôn.
Về câu kết của bài thơ : Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (Nghĩa
: chúng bay sẽ tự chuốc lấy thất bại) Dịch : Chúng bay sẽ bị đánh tơi
bời. Về mặt âm hưởng của thời đại thần thánh trong logic với câu thứ 2
“ định phận tại thiên thư”, thì dịch như vậy là sai toàn câu. Lo gíc của bài
thơ là nước Nam và chủ quyền đã được trời phân định, do vậy xâm lăng là trái
đạo trời và vì vậy mà chuốc lấy bại vong. ý và tứ như vậy, nó lại được ngân lên
trong đêm chiến tuyến với màu sắc kỳ bí “Thần bay lượn” và đọc bài thơ này, thì
đối phương mới khiếp sợ thực sự. Vì chúng là đạo quân viễn chinh xâm lược trái
phép trời. Theo đó mà sức mạnh “Tâm lý chiến” của bài thơ tăng lên bội phần giá
trị xét theo phương diện không duy tâm.
Về mặt cấu trúc ngữ nghĩa của câu, dịch như vậy bị mất hẳn ý tứ mà
tác giả dụng công. Ở đây, ngữ “Thủ bại hư” (Tự chuốc lấy thất bại) có động từ
chủ động “Thủ”. Câu này ý nói tự mình làm mình thua vì trái luật trời. Nó khác
biệt với chúng bay sẽ bị đánh tơi bời, trong đó ngữ động từ “Bị đánh tơi bời”
có động từ bị đánh là động từ bị động. Nó mang hàm nghĩa chúng bay sẽ bị quân
đại Việt đánh cho thất bại. Phân tích vậy để thấy 2 cách dịch tạo ra 2 chủ thể
khác nhau. Một: Giặc chính là chủ thể làm nên sự thất bại và hai: Quân đại Việt
chủ động làm giặc thất bại.
Từ những dẫn liệu và phân tích trên, có thể khẳng định công việc đi
tìm tác giả Bài thơ “Thần” có lẽ sẽ không có đáp án, nhưng chắc chắn không phải
của Lý Thường Kiệt. Nó ra đời vào thời đại của Lê Đại Hành. Về bản dịch, đã đến
lúc các nhà Hán học cần có một bản dịch mới hoàn hảo hơn cho người đọc và người
học; bởi đây là một văn bản lịch sử và văn học quý hiếm của dân tộc Việt Nam.
Hải Thăng sưu tầm
Địa chỉ bài gốc:
http://www.nguyendinhminh.net/index.php?option=com_content&view=article&id=168:bai-th-thn-va-oi-iu-hiu-inh&catid=46:van-hoc-nha-truong&Itemid=69
Địa chỉ bài gốc:
http://www.nguyendinhminh.net/index.php?option=com_content&view=article&id=168:bai-th-thn-va-oi-iu-hiu-inh&catid=46:van-hoc-nha-truong&Itemid=69
Bài phân tích bài thơ rất hay.
Trả lờiXóaCòn phân tích để nói tác giả bài thơ không phải là Lý Thường Kiệt chưa được thuyết phục.
Hiện trong SGK Ngữ văn 7 vẫn đặt một dấu chấm hỏi sau tên Lý Thường Kiệt. Vậy là cho dến bây giờ, tác giả bài thơ vẫn là một ẩn số.
Trả lờiXóaTrong bài trước, NT có nói việc dạy bài thơ phải từ nguyên tác là thế. Nếu xét về nghĩa thì Đế là vua và vương cũng là vua. Nhưng Đế là vua của nước độc lập, Vương là vua của nước chư hầu.
Trong "Đại cáo bình Ngô", bản dịch dùng trong SGK là:
"Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương"
không biết tác giả bài viết lôi đâu ra cụm từ " mỗi bên hùng cứ một phương"? Và tính biểu cảm của từ "Đế" như tác giả phân tích hoàn toàn chính xác! Một sự khẳng định mạnh mẽ, đấy tính tự tôn dân tộc!
NT cũng không thích cách dịch câu kết nên có thử dịch theo ý mình. Tuy nhiên, dù rất muốn đảm bảo luật bằng trắc trong thơ Đường nhưng quả là khó. Bài dịch của NT cố gắng níu sang vần bằng nên hơi bị ép. Thôi thì xin trình với anh Hải Thăng đọc cho vui, còn nếu em dịch được chuẩn thì đã chuyển nghề rồi. Hi hi...
Sông núi nước Nam của vua Nam
Lãnh thổ sách trời định rõ ràng
Cớ sao giặc dữ sang xâm chiếm?
Chúng bay chắc chắn chuốc bại vong.
Nói về tác giả: Bài thơ trên được sử dụng hai lần cách nhau suýt một trăm năm và đều chống quân Tống. Tác giả không đưa ra toàn văn bài thơ của Lê Hoàn sử dụng, những phân tích cũng chưa thật thuyết phục. Với mình người không biết Hán Nôm, không có kiến thức về văn học sử nghe họ nói cứ như các nhà khoa học chỉ một viên thiên thạch bảo là nó có tuổi sáu vạn năm, rơi vào trái đất trên một vạn năm vậy. Nhưng với mình vẫn tin là của cụ tổ Lý Thường Kiệt vì người như cụ không bao giờ "Đạo thơ" há há há.
XóaNgoài băn khoăn trên mình thấy bài viết của Trần Đình Minh về từ "Đế" "Thủ bại hư".... là rất hay và thuyết phục lắm lắm.
ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ có nhiều bản dịch, theo chủ quan của mình thì bản dịch của Ngô Tất Tố được sử dụng nhiều nhất và nhiều người ưa thích(Trước đó có Trần Trong Kim, sau Ngô Tất Tố có nhiều người khác nữa). Bản dịch của Ngô Tất Tố còn được đưa vào sách giáo khoa phổ thông của nhiều năm trước. Ở bản dịch này sử dụng cụm từ "...mỗi bên hùng cứ một phương"; trong khi đó bản dịch nghĩa vẫn là: "Dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhất phương" điều đó không phải dịch giả không biết nguyên nghĩa của câu thơ.Có lẽ sau này lý sự của các nhà Hán Nôm họ tôn sùng ngữ nghĩa mà đổi lại. Nhật Thành thử xem lại xem cụm từ"...xưng đế một phương" được thay thế từ bao giờ.
Hai cụm từ: "...xưng đế một phương" và "...hùng cứ một phương" không khác nhau tý gì về âm điệu bằng trắc... tại sao Ngô Tất Tô không dùng từ xưng đế mà lại dùng từ hùng cứ? Phải chăng từ hùng cứ nghe có hình ảnh, có âm thanh rộn rã, khí thế hào hùng hơn. Hì hì chứ Ngô Tất Tố không khó khăn gì mà không tìm thấy từ xưng đế he he. Mình muốn Nhật Thành ngồi trước màn hình máy tính, nhắm mắt lại, tĩnh tâm xong đọc hai câu:
"Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương"
và
"Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương"
Rồi cảm nhận chất thơ trong hai câu trên.(Các nhà thơ lớn vẫn dậy làm thơ cốt gợi ý chứ không cần chỉ thẳng sự việc.).
Theo mình cụm từ:... hùng cứ một phương" nếu để độc lập nghe ra có vẻ như là làm loạn, phản trắc, nhưng nó được viết sau câu "Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập" thì vẫn khiêu hãnh đấy chứ.
Hà hà hôm nay mình là "gái hóa" hình tượng còn Nhật Thành là gái hóa thật ngồi lo chuyện triều đình vui ghê. Khi nào giảng bài này Nhật Thành thử cho học sinh làm một bài luận nhỏ về hai cụm từ này xem sao?
Mình định nghe Nhật Thành xui dịch thử bài thơ THẦN, khi đọc mấy bài văn học sử này làm mình hãi quá. Nhưng mình vẫn dịch thử "Không thành công cũng thành nhân" Không được thơ thì cũng được biết mình không đủ sức.
Còn bài dịch của Nhật Thành thì chả dại gì mà bàn vào, chỉ yêu cầu cho mình xem bản dịch khác mà thôi.
Viết trực tiếp trên máy chả biết có lỗi gì không cố mà xem Nhật Thành nhá.
Cám ơn bạn đã tham gia nhận xét với mình.
Thân ái!
"Chả dại gì mà bàn vào". Chỉ cần nói thế là mọi người hiểu: Chê thì không nỡ mà khen thì...sống sượng quá! He he...
XóaEm thử dịch cho vui, và nói như anh HT thì là để lượng sức mình thôi mà.
Còn về từ "hùng cứ" thì hay thật, nhưng mất chữ "dế" cũng tiếc. Khi phân tích bài này phải làm nổi bật được cách khẳng định nền độc lập dân tộc của Nguyễn Trãi đã có sự toàn diện hơn so với bài "Nam quốc sơn hà": Nam quốc sơn hà khẳng định độc lập dân tộc qua 2 yếu tố: có chủ riêng: ĐẾ, có lãnh thổ riêng: ĐỊNH PHẬN TẠI THIÊN THƯ. Còn Nguyễn Trãi khẳng định độc lập dân tộc qua 5 yếu tố: VĂN HIẾN (vốn xưng nền văn hiến đã lâu) LÃNH THỔ (núi sông bờ cõi đã chia) PHONG TỤC (phong tục Bắc Nam cũng khác) LỊCH SỬ ( từ Triệu, Đinh, Lý Trần bao đời gây nền độc lập), CHỦ RIÊNG ( xưng đế). Nếu mất chữ ĐẾ thì bản dich sẽ không thể hiện được 5 yếu tố đó.
Thế mới thấy Nguyễn Trãi thật sâu sắc khi đưa 3 yếu tố cốt lõi làm nên độc lập dân tộc: văn hóa, lịch sử, phong tục. Những thứ phi vật thể này của một dân tộc mà mất đi thì dù ta vẫn là chủ, lãnh thổ vẫn của ta nhưng ta không còn là ta nữa!
Hì... anh em mình ăn khoai lang uống nước lọc nói chuyện quốc gia đại sự cho vui anh nhỉ?
Há há đâu có khôn đến thế!
XóaĐây là sợ văn học sử nên sợ luôn cả những bài thơ liên quan.
Bây giờ các nhà Nho học, Nôm học đào bới, bổ chẻ khiếp. Đúng thì tốt, không đúng thì nguy.
Theo bài viết này rồi sẽ có cuộc thi về dịnh bài thơ THẦN, Nhật Thành cố gắng dịch lại đi để chờ cơ hội thi lấy điểm cho vui. Thơ thường của Nhật Thành đã thành Trường ca rồi, nay thơ dịch đi vào lịch sử đi.
Chúc mừng Nhật Thành trước.
Thân ái!
Cháu mến chào chú TTQ.
Trả lờiXóaBài viết hay lắm chú, cháu ghé thăm, chúc chú luôn vui khỏe mỗi ngày chú nhé.
Chào cháu Phong Vân!
XóaNhân chuyện ban biên soạn sách giáo khoa lớp 7 có sử dụng bản dịch bài thơ NAM QUỐC SƠN HÀ mới thay cho bản dịch truyền thống.
Chú gái hóa cũng mạn đàm chuyện triều đình đôi chút cho vui.
Chú cám ơn cháu chúc cháu luôn vui khỏe.
Độ này cháu học tập thế nào và đã tốt nghiệp chưa, khi nào tốt nghiệp thông báo cho chú với nhé!
Cám ơn cháu!
Chúc các bạn vui vẻ !!!
Trả lờiXóaNhất trí và cám ơn!
Xóa