Nỗi ám ảnh từ một bài thơ
QĐND - Với gần 200 bài thơ của 150 nhà thơ có
mặt trong tập "Thơ hay Việt Nam thế kỷ XX" (Nhà xuất bản Văn hóa
Thông tin liên kết với Công ty Văn hóa trí tuệ Việt ấn hành năm 2006); ta gặp rất
nhiều bài thơ hay và những tác giả nổi tiếng. Tôi dừng lại ở bài "Thương
nhớ" của Nguyễn Hồng Hà:
Thương
nhớ
Thế
là tao đợi chết già
Chứ
không chết trẻ như là tụi bay
Tụi
bay đi... thật tiếc thay
Tụi
bay chưa biết phải lòng
Cuộc
đời trai, những chấm hồng trong tranh
Nhoàng
một cái! Thế là "xanh"
Chiến
trường còn lại những anh lính già.
Lính
già thắng trận về nhà
Bao
nhiêu tội vạ tà tà chia nhau
Thằng
còn mảnh đạn trong đầu
Bỗng
dưng quẳng áo đi đâu khỏi làng.
Có
thằng nhiễm chất da cam
Đẻ
con dị tật lại càng xót xa
Thoáng
tân hôn vợ đã già
Có
chồng thêm khổ, chẳng thà nằm không.
Đi
đêm đâu lạc đường rừng
Giữa
đường cái rộng vấp sưng mặt mày
Ngủ
trong hầm hố thì say
Chiến
tranh vật vã ở ngay trên giường.
Bây
giờ cách trở âm dương
Bao
giờ mới vợi nhớ thương tụi mày.
1997
- Nguyễn Hồng Hà
Đọc
"Thương nhớ", tôi muốn khóc, tâm hồn trĩu nặng một ám ảnh khôn nguôi.
Có lẽ cũng không cần phải giải thích và bình luận nhiều bởi bài thơ rất dễ hiểu
và viết về một đề tài rất quen thuộc, rất thật, viết thơ như nói chuyện đời thường.
Vậy nhưng, đó lại là đề tài rất nhạy cảm, dễ gây xúc động. Một khi đề cập đến
nó thì ai cũng muốn bàn, muốn nói ít nhiều-đề tài về chiến tranh, về số phận
con người!
Bài
thơ viết về người chiến binh thời hậu chiến nhớ thương những đồng đội đã từng
chia lửa, sống chết có nhau nơi chiến trường lửa đạn. Đó là lời nói chuyện của
một người đang sống với những linh hồn của đồng đội đã chết bởi cuộc chiến ác
liệt sớm cướp đi cuộc sống của họ. Nói và kể với người đã chết như nói và kể với
người đang sống trước mặt. Kể và nói với bạn vừa thân mật, an ủi, vừa như có cả
đùa cợt, khôi hài, chua chát, lạnh lùng trước những thực tế tàn nhẫn mà chính họ
và đồng đội phải chịu đựng.
Hai
khổ thơ đầu, ngôi thứ nhất "tao" nói với ngôi thứ hai "tụi
bay" về chính "tụi bay"-những người đã chết! Những đồng đội thân
yêu của "tao" đã bị chiến trận cướp đi giữa tuổi thanh xuân.
"Thế
là tao đợi chết già
Chứ
không chết trẻ như là tụi bay"
Cái
chết đối với "tao" (có thể là tác giả) quan niệm như một sự bình thường,
kẻ trước người sau: "Thế là tao đợi chết già", chẳng hiểu đây là sự
may mắn hay sự bất hạnh, tiếc nuối không được chết trẻ. Từ "thế là"
như sự an bài, còn từ "đợi" như một sự mong ngóng. Thật là nghịch lý,
xót xa. Vậy mà sự chết vẫn là một mất mát không mong muốn?
"Tụi
bay đi... thật tiếc thay
Những
thằng lính trẻ hây hây má hồng"
Quỹ
sống của những người lính trẻ chết trận chẳng được là bao. Những chàng trai vừa
lớn lên, dào dạt sức sống, đẹp đẽ thần tiên "hây hây má hồng", đầy
trong sáng, triển vọng và tương lai rực rỡ, đẹp như "những chấm hồng trong
tranh". Những chàng trai chưa hề biết yêu, được yêu, "chưa biết phải
lòng" nói theo cách nói cổ xưa, dân dã. Những chàng trai trẻ trung, mới lớn,
sớm phải rời xa quê hương, gia đình, bố mẹ và những người thân; rời xa đồng ruộng,
nhà máy, mái trường lên đường ra tuyến lửa. "Thật tiếc thay" phút chốc
họ đã hy sinh trong lửa đạn.
"Nhoàng
một cái! Thế là "xanh"
Chiến
trường còn lại những anh lính già"
Tuổi
trẻ hăng hái và dũng cảm. Họ dễ lập chiến công đấy và cũng dễ hy sinh đấy. Một
thời "dân lính" thường có câu: "Chết xanh cỏ, sống đỏ ngực"
như một sự xác định rất rõ ràng trước khi ra trận và như một quy luật, cái mất
đi và cái còn lại. Nghịch lý "lá xanh rụng xuống, lá vàng trên cây" ở
trường hợp này là một lẽ đương nhiên xa xót.
Nói
với người thân, bạn bè, đồng đội đã chết, thuộc về cõi tâm linh mà không cần cầu
kỳ, khách sáo, trang trọng. Ở đây, ta thấy ngôn ngữ thân mật, bỗ bã, đầy chất
trẻ trung, khôi hài pha sự giễu cợt chua chát, một thứ ngôn ngữ có cả chất
"bụi", rất "quậy", rất "lính". Các đại từ
"tao", "tụi bay", "thằng", những động từ, danh từ
chỉ vận tốc thời gian, chỉ cái chết "Nhoàng một cái! Thế là xanh",
"Tụi bay đi... thật tiếc thay", đó là ngôn ngữ mà thường nhật sống
bên nhau họ vẫn quen dùng.
Ba
khổ sau, "tao" (tác giả) nói với bạn bè "tụi bay" đã mất, về
những "thằng" "lính già" còn sống.
Lính
già thắng trận về nhà
Bao
nhiêu tội vạ tà tà chia nhau
Đó
là những kẻ "chiến thắng". Khi nói "tà tà" "chia
nhau" khiến ta quen gặp, quen nghe, tưởng như phải hiểu là hãy từ từ, đừng
vội vã, ai cũng có phần. Đó hẳn phải là phúc phần, lộc phần vậy. Thế nhưng ở
đây lại là họ chia nhau gánh vác tội vạ và bất hạnh, những di chứng, hậu quả của
chiến tranh khốc liệt, tàn nhẫn! Không cười sao được? Không khóc sao được khi
"tà tà" "chia nhau" như thế? Xót xa thay! Ta hãy xem họ được
chia và được hưởng những phần nào?
Thằng
còn mảnh đạn trong đầu
Bỗng
dưng quẳng áo đi đâu khỏi làng
Chỉ
hai câu đã nói rõ cả nhân quả. Vậy mà "bỗng dưng", sao lại "bỗng
dưng"? Phải! Anh ta đang sống bình thường, anh ta bỗng điên, anh ta tâm thần,
anh ta không còn là anh ta, anh ta không biết anh ta là ai? Sống mà không tỉnh,
sống mà điên loạn, sống mà chẳng là người!
Và
đây:
Có
thằng nhiễm chất da cam
Đẻ
con dị tật lại càng xót xa
Thoáng
tân hôn vợ đã già
Có
chồng thêm khổ, chẳng thà nằm không
Nhân
và quả rõ ràng, không cần bình luận, giải thích, tự nó đã nói tất cả, một cách
tường minh.
Những
người lính từng trải qua biết bao những thử thách cam go, gian khổ. Họ đã từng
vượt qua bao rừng sâu, đèo cao, vực thẳm, bao nhiêu sông suối, thác ghềnh. Họ từng
xông pha trận mạc, anh dũng, kiên cường trước mưa bom, bão đạn. Họ đã đứng vững
và chiến thắng. Vẫn những con người đó, thời hậu chiến, họ lại gặp những thử
thách làm người, thử thách nhân cách, thử thách lòng dũng cảm chịu đựng những bất
hạnh ngang trái khó lòng vượt qua. Chẳng những họ phải chịu đựng những bất hạnh
của cuộc đời riêng tư, di hại chiến tranh, mà họ còn phải chứng kiến và chịu đựng
những thử thách, vấp váp trên nhiều bình diện của cuộc đời vốn chẳng êm đềm:
Đi
đêm đâu lạc đường rừng
Giữa
đường cái rộng vấp sưng mặt mày
Ngủ
trong hầm hố thì say
Chiến
tranh vật vã ở ngay trên giường
Lại
gặp hai câu thơ một, tương phản nhau. Cùng một sự việc, câu trên diễn ra trong
chiến tranh, câu dưới diễn ra trong hòa bình.
Trong
chiến tranh, giữa bom đạn đe dọa sự sống, người chiến sĩ vẫn vô tư ngủ ngon
lành trong hầm hố, dẫu ở đó chưa có gì bảo đảm chắc chắn cho sự sống. Hình như
lúc đó chỉ có bom đạn là thử thách duy nhất người lính, dẫu khốc liệt nhưng
không làm họ bất an một khi họ đã xác định sống-chết là sự thường tình của người
lính trận.
Trong
thời bình, được nằm trên giường chiếu êm, rộng, trong không gian yên tĩnh,
trong tình cảm của gia đình, quê hương thân yêu thì họ lại phải "vật
vã", đau đớn, quằn quại, khốc liệt, bất an hơn rất nhiều lần những thử
thách đạn lửa chiến trường. Làm sao có được những giấc ngủ ngon như ở hầm hố
ngày xưa? Ta liên tưởng đến sự hành hạ của các cơn bệnh hiểm nghèo, cơn đau dữ
dội bởi những tật nguyền, những thương tích mà người chiến sĩ phải đương đầu
trên giường bệnh. Ta liên tưởng tới những nỗi đau thể xác và tinh thần của người
chiến sĩ, kể cả những bất lực, mâu thuẫn và hậu quả đáng buồn trong chuyện gối
chăn: "Chiến tranh vật vã ở ngay trên giường". Ta hiểu đây lại là trận
chiến hơn cả những trận chiến họ đã từng gặp lúc chiến tranh. Đây là chiến
tranh hơn cả chiến tranh! Khó lòng chiến thắng...
Chúng
ta dễ gặp những bài thơ lục bát-thể thơ như quốc thi của dân tộc-đầy chất trữ
tình, thơ mộng, hình ảnh đẹp, câu thơ nhuần nhụy, âm vận, nhạc điệu gợi cảm.
"Thương nhớ" được viết dưới thể thơ lục bát quen thuộc nhưng không
thuộc loại bài thơ như vậy. Tuy nó không lộng lẫy văn chương, hình ảnh, từ ngữ,
triết lý không cầu kỳ, cao xa, không có những yếu tố như nhiều bài lục bát hay
gặp, nhưng ai đọc nó mà không rơi nước mắt? Bài thơ viết như nói, "ráo hoảnh"
nhưng tràn ngập nỗi đau và tình "thương nhớ" đồng đội, những số phận,
kiếp người. Chẳng thấy triết lý truy tìm nguyên nhân cái chết hoặc những bất hạnh,
không thấy một lời oán trách, chỉ có kể lể, giãi bày... Tính cụ thể, tính điển
hình, tính khái quát trong kể lể, giãi bày này cũng rất tự nhiên mà chọn lọc.
"Thương
nhớ" gieo vào chúng ta nỗi ám ảnh khôn nguôi về những khốc liệt của chiến
tranh, những hậu quả do chiến tranh đem lại.
Bài thơ đúng là ám ảnh! Có lẽ không cần nói những điều đao to búa lớn làm gì khi đề cập đến mất mát, hi sinh do chiến tranh. Cái nỗi niềm của người trong cuộc - những người lính già, những người lính trở về sau trận chiến, nó làm con người ta thấm thía một cách cụ thể và đầy đủ nhất! Ta như hình dung thấy người lính già đang trầm tư trước bao người lính trẻ ( những người giờ chỉ hiện hữu qua tấm bia mộ), đề thủ thỉ tâm sự, thủ thỉ giãi bày...
Trả lờiXóaNT còn nhớ có lần đi gọi hồn anh trai là liệt sĩ, người anh con o là thương binh 1/4, thấy "hồn" trò chuyện lại cười khà khà và bảo: "Này, nếu đúng là mày thì tao nói như thế này: mày là ma dưới đất con tao là ma trên đất. Chết như mày có khi lại hay hơn đấy."
Cảm ơn anh Thọ Trường đã bưng về một bài thơ và một bài bình đầy ám ảnh.
Đọc bài này mình lại liên tưởng đến bài nói chuyện của tướng Trung Quốc Lưu Á Châu. Đại để ông ta nói: Những chiến sỹ cách mạng hy sinh trước ngày toàn thắng sẽ giữ trọn được niền tin tưởng vào lý tưởng cách mạng tốt đẹp của mình mà người sống không có được.
XóaỞ bài thơ Thương nhớ còn phát triển cao hơn ý kiến trên là họ còn phải chịu đựng những thiệt thòi, đau đớn quá lớn trong cuộc sống đời thường.
Người anh con O của NT là một người tỉnh táo và sâu sắc lắm. Nếu anh ta con và có gặp cho mình gửi lời cảm phục người đồng đội không quen biết đó nhé. NT nên viết về anh ấy, tin rằng sẽ được bạn đọc hưởng ứng.
Chào thân ái: Hải Thăng
Rất cám ơn NT đã đồng cảm với nỗi đau của người lính già thời hậu chiến.
XóaCũng như em anh thấy cần có nhiều bài tương tự để con cháu hiểu sâu sắc hơn về người chiến sỹ em ạ.
Hình ảnh anh thương binh Lãm trong truyện ngắn GÓC KHUẤT của em chính là lấy từ nguyên mẫu anh con o của em đấy ạ. Hiện giờ anh ấy vẫn ở quê (Hưng nguyên, Nghệ An) nhưng bệnh của đứa con gái (bị động kinh) vẫn không chữa được. Anh ấy đi khắp nơi tìm thuốc cho con, hầu như tiền lương đều dành chữa bệnh cho nó nhưng rồi cũng chỉ nhìn con mà trào nước mắt.
XóaNguồn động viên lớn nhất của anh ấy bây giờ là sự chia sẻ của đồng đội cũ.
Em sẽ chuyển lời của anh Hải Thăng đến anh ấy. Cảm ơn anh!
Thằng còn mảnh đạn trong đầu
Trả lờiXóaBỗng dưng quẳng áo đi đâu khỏi làng
Chỉ hai câu đã nói rõ cả nhân quả. ....... Người lính đi đánh trận sao lại dùng từ ''nhân quả'' được nhỉ......
Tôi rất tán thành với anh về nhận xét trên; tác giả không nhưng nói một lần mà còn nhắc lại một lần nữa.:
Xóa"Có thằng nhiễm chất da cam
Đẻ con dị tật lại càng xót xa
Thoáng tân hôn vợ đã già
Có chồng thêm khổ, chẳng thà nằm không
Nhân và quả rõ ràng, không cần bình luận, giải thích, tự nó đã nói tất cả, một cách tường minh."
Ngoài hai chi tiết trên thì tôi thấy bài viết của Phan Bá Ất là khá hay anh ạ.
Anh khá nhạy cảm và hiểu thấu đáo vấn đề.
Cám ơn anh và xin ncó đôi lời đồng cảm cùng anh anh.
Khá khen Thọ Trường khai thác được một bài thơ và bài viết khá hay. Đây là bài thơ thứ ba mình thích(Thường dân - của Nguyễn Long và bài: Em đi tìm anh trên bán đảo Ban Căng của Khổng Văn Đương)
XóaMình đọc bài này hai lần mà không phát hiện ra điều Mưa Rừng Chiều nói. Mình thấy MRC khá tinh và rất chuẩn đấy.
Cám ơn TT và MRC.
Thân ái: Hải Thăng.
Ông HT khách sáo quá đấy.
XóaEm lại nghĩ "Nhân quả" ở đây người bình chỉ đơn giản nói đến nguyên nhân (chiến tranh) và hậu quả ( điều người lính phải chịu) chứ không hàm nghĩa "gieo nhân nào thì gặp quả ấy". Cũng đưa ra để mọi người ...cãi cho vui thôi nhé. Mưa nghĩ sao?
Xóa2 lần T/G nhắc và khẳng định
Trả lờiXóaCó thằng nhiễm chất da cam
Đẻ con dị tật lại càng xót xa
Thoáng tân hôn vợ đã già
Có chồng thêm khổ, chẳng thà nằm không
Nhân và quả rõ ràng, không cần bình luận, giải thích, tự nó đã nói tất cả, một cách tường minh.
nếu T/G viết như ý T/H thì chỉ cần tay = hậu quả là xong... đằng này T/G lặp đi lặp lại 1 cách nhấn mạnh gây sự sự chú ý của độc giả như một điểm nhấn của bài bình ...Có ngụ ý gì?...
( Tranh luận cho vui thôi chứ ko có ý công kích T/G đâu nhé!... )
Mưa nói đúng rồi! Điều tác giả muốn nhấn mạnh đấy chính là lên án chiến tranh. Như vậy, vấn đề không dừng ở lời than thở, sự đau lòng cho một cá nhân, một thế hệ cụ thể nữa mà tác giả đã đấy lên tầm khái quát cao hơn.
XóaHi...chỉ có NT và Mưa tranh luận với nhau cho vui, chẳng biết cái ông tác giả ấy ở đâu cả. Có lẽ nhờ anh Thọ Trường gọi về thôi, Mưa nhỉ?
Mình đồng ý với NT tác giả lời bình chỉ đơn giản nói về NGUYÊN NHÂN & KẾT QUẢ chứ không ám chỉ theo luật nhân quả trong tôn giáo. Một người khi đọc bài thơ Thương nhớ mà muốn khóc thì không bao giờ nghĩ về anh bộ đội như vậy. Tuy nhiên mình thấy cách diễn đạt này của tác giả lời bình là không chuẩn.
XóaMình biết NT ngụy biện tý để tranh luận cho vui thôi.
Em trân trọng tình cảm của anh bộ đội, nhưng bài thơ này làm em buồn lắm anh ạ.
Trả lờiXóaBuồn thật Tố Uyên ạ!
XóaNhưng nỗi buồn này mọi người cần biết để yêu thương anh bộ đội già.
Hà hà hà không sao đâu em ạ.
Thọ Tường vốn quả đa tài
Trả lờiXóaĐào thơ như thể đào khoai ngọt bùi
Bài thơ Thương nhớ thật hay
Cảm thương anh lính xưa ngày chiến chinh
Trở vè chiến thắng quang vinh
Mà sao lắm cảnh cực hình thé kia.....
Lang thang trên mạng vớ được thôi
XóaĐọc những đắng cay - thấy ngọt bùi
Đọc bài Thương nhớ mà thấm thía
Ngẫm đời, ngẫm phận, ngẫm lẽ đời.
Cám ơn anh NDLH.
Không biết nói gì hơn, đọc thơ, đọc lời chia sẻ của anh mà...rưng rưng theo. Cảm động quá anh à.
Trả lờiXóaAnh tha bài này về cho mọi người đọc để lấy cái cảm động mà - Hà Hà Hà
XóaCám ơn em.
Trả lờiXóaPhong Vân06:03 Ngày 08 tháng 11 năm 2015
Cháu mến chào chú TTQ .
Cháu ghé thăm chú, đọc bài thơ và bài viết buồn man mác chú àh,
chúc chú luôn vui khỏe mỗi ngày chú nhé.
Nó phù hợp với chú mà.
XóaCám ơn cháu nhé!
Đọc bài văn. Phải nói là văn vì nó cô đọng và xúc tích quá, Chiến tranh thật tàn khốc và di chứng của chiến tranh thật nặng nề, dai dẳng qua nhiều thế hệ chứ ko riêng gì những người lính trở về từ trận mạc! Tuổi xanh xả thân vì đất nước hòa bình trở lại với nỗi thống khổ triền miên... MẸ tôi cũng là ng lính nơi sông bến hải vá người đà khuất khi chưa đến 60 nên tôi hiểu rõ di chứng chiến tranh mà MẸ đã phài chịu đựng lúc trái gió trở trời... xin cảm ơn Tác giả và cũng xin cảm ơn ng đã viết bài bình luận này đã cho tôi một cảm xúc rất sâu đậm về nỗi khổ của những ng trỏ về sau chiến tranh
Trả lờiXóaChào bạn ThuanhaiP!
XóaChiến tranh gieo rắc đâu thương đến cho toàn dân tộc, nhưng cũng phải thừa nhận NGƯỜI LÍNH là người chịu nhiều đau khổ nhất. Mỗi người phải chịu hậu quả chiến tranh khác nhau.
Trong khuôn khổ bài viết này tác giả chỉ tâm sự riêng về người lính.
Rất cám ơn bạn đã có sự đồng cảm với anh em chúng tôi.
Thân ái!