THƠ HAIKU NHẬT BẢN (1)
(Đôi lời của người dịch và thơ của Matsuo BASHO)
ĐÔI LỜI CỦA NGƯỜI DỊCH
ĐÔI LỜI CỦA NGƯỜI DỊCH
Haiku là thể thơ ngắn độc đáo của Nhật Bản. Mỗi bài chỉ 17 âm tiết, chia thành ba phần, người Nhật viết liền một dòng nhưng khi dịch ra tiếng nước ngoài được ngắt thành ba câu. Vì chưa quen, người đọc lần đầu có thể hơi ngỡ ngàng, tuy nhiên, đọc kỹ và suy ngẫm, ta sẽ thấy thơ Haiku thật tinh tế. Mỗi bài, thường là một bức tranh phong cảnh nhỏ, một tâm trạng thoáng qua nhưng gợi cho ta nhiều điều. Nội dung và triết lý thơ Haiku không nằm ở câu chữ mà ở sự tưởng tượng của chính người đọc.
Thơ Haiku thật kỳ lạ. Ngắn và giản dị. Nhiều khi không nói gì hoặc nói điều chẳng đâu vào đâu, thậm chí tưởng như “ngớ ngẩn”. Thế mà càng đọc, (trong trường hợp của tôi là càng dịch), ta cứ bị cuốn hút bởi sự “không có gì” và “ngớ ngẩn” đó. Tôi có cảm giác người Nhật viết Haiku không phải để truyền tải ý, mà hình ảnh, những hình ảnh chấm phá giản dị. Hình như cũng không có ý định nói điều gì to tát về triết lý hoặc tình cảm như ta thường thấy ở các dòng thơ khác. Có lẽ vì thế mà người đọc phải quen dần để cảm nhận và yêu. Trên thế giới có rất nhiều người yêu và bắt chước viết thơ Haiku Nhật Bản. Hầu như nước nào cũng có Hội những người yêu thích loại thơ này. Thậm chí còn có trường dạy cả cách viết Haiku.
Bản thân tôi cũng phải trải qua một thời gian khá dài mới làm quen được. Cụ thể hơn 30 năm kể từ ngày tôi lần đầu tò mò tìm hiểu thơ cổ Nhật Bản, và đã dịch một ít, dịch có thêm vần, mà chỉ loại thơ năm câu (tanca) trong tập Manyoshu đồ sộ. Giờ thì tôi yêu, và kết quả của tình yêu đó là tập Thơ Haiku Nhật Bản lần này.
Đầu tiên phải nhắc đến ba cây đại thụ của thơ Haiku Nhật. Đó là Matsuo BASHO, Yasa BUSON và Kobayashi ISSA. Mỗi vị tôi dịch khoảng trên dưới nghìn bài. Riêng Basho tôi có hai bản dịch khác nhau, từ hai nguồn khác nhau.
Ngoài ba đại thụ nói trên, trong tập này tôi dịch một lượng khá lớn thơ khất thực và thơ thiền của Taneda SANTOKA, một trong những nhà thơ Nhật hiện đại được ưa thích nhất hiện nay, cũng như một số nhà thơ Haiku tiêu biểu khác.
Dưới đấy xin trích giới thiệu với độc giả Văn Học Nước Ngoài một số trong 3500 bài Haiku của cuốn sách đang chờ xuất bản này.
Thái Bá Tân
___________________
Thơ Haiku thật kỳ lạ. Ngắn và giản dị. Nhiều khi không nói gì hoặc nói điều chẳng đâu vào đâu, thậm chí tưởng như “ngớ ngẩn”. Thế mà càng đọc, (trong trường hợp của tôi là càng dịch), ta cứ bị cuốn hút bởi sự “không có gì” và “ngớ ngẩn” đó. Tôi có cảm giác người Nhật viết Haiku không phải để truyền tải ý, mà hình ảnh, những hình ảnh chấm phá giản dị. Hình như cũng không có ý định nói điều gì to tát về triết lý hoặc tình cảm như ta thường thấy ở các dòng thơ khác. Có lẽ vì thế mà người đọc phải quen dần để cảm nhận và yêu. Trên thế giới có rất nhiều người yêu và bắt chước viết thơ Haiku Nhật Bản. Hầu như nước nào cũng có Hội những người yêu thích loại thơ này. Thậm chí còn có trường dạy cả cách viết Haiku.
Bản thân tôi cũng phải trải qua một thời gian khá dài mới làm quen được. Cụ thể hơn 30 năm kể từ ngày tôi lần đầu tò mò tìm hiểu thơ cổ Nhật Bản, và đã dịch một ít, dịch có thêm vần, mà chỉ loại thơ năm câu (tanca) trong tập Manyoshu đồ sộ. Giờ thì tôi yêu, và kết quả của tình yêu đó là tập Thơ Haiku Nhật Bản lần này.
Đầu tiên phải nhắc đến ba cây đại thụ của thơ Haiku Nhật. Đó là Matsuo BASHO, Yasa BUSON và Kobayashi ISSA. Mỗi vị tôi dịch khoảng trên dưới nghìn bài. Riêng Basho tôi có hai bản dịch khác nhau, từ hai nguồn khác nhau.
Ngoài ba đại thụ nói trên, trong tập này tôi dịch một lượng khá lớn thơ khất thực và thơ thiền của Taneda SANTOKA, một trong những nhà thơ Nhật hiện đại được ưa thích nhất hiện nay, cũng như một số nhà thơ Haiku tiêu biểu khác.
Dưới đấy xin trích giới thiệu với độc giả Văn Học Nước Ngoài một số trong 3500 bài Haiku của cuốn sách đang chờ xuất bản này.
Thái Bá Tân
___________________
Matsuo BASHO
Matsuo Bashō (1644-1694), nhà thơ thiền lỗi lạc thời Edo, tên thật là Matsuo Munefusa, là con trai út thứ bảy của một samurai cấp thấp phục vụ cho lãnh chúa thành Ueno, một tòa thành nằm giữa con đường đi từ Kyoto đến Ise. Mùa xuân năm 1679 Matsuo Bashō được phong tước hiệu Sosho (bậc thầy dạy thơ Haikai). Năm sau ông dời đến một túp lều bên sông Sumida. Cũng trong những năm này, ông tu tập thiền đạo với một thiền sư tại một ngôi chùa địa phương.
Năm 1682 Bashō am bị cháy, ông dời về Koshu và từ đó lấy bút hiệu là Bashō (Ba Tiêu). Năm sau ông trở về Edo và dựng lại "ba tiêu am". Bắt đầu từ đây, định mệnh thơ haikai rơi vào tay của Bashō: ông đã sáng tạo ra một phong cách mới là Shōfu (Tiêu Phong, ẩn ý về đời người nghệ sĩ như những tàu lá ba tiêu bị xé tan trong gió những đêm giông bão), một phong cách dung hợp giữa sự trào lộng đời thường của haikai đương thời với yếu tố tao nhã tâm linh của thể thơ renga (liên ca) cổ điển. Ông cũng dần hoàn thiện một loại thơ ngắn 17 âm tiết trong 3 câu 5+7+5 từ những câu đầu (hokku) của thể thơ renga và thể thơ cực ngắn ấy về sau được mọi người biết đến với cái tên đã trở thành bất hủ - haiku.
Trong đời mình Basho đã thực hiện nhiều chuyến hành hương dài khắp nước Nhật và đến năm 1693, ông quyết định đóng cửa sống trong cô tịch, không tiếp khách. Người ta nói cánh cửa nhà ông chỉ mở ra khi có một biến cố lớn, như hoa triêu nhan nở bên hàng dậu chẳng hạn. Trong thời gian này, cuộc đời và thơ ca của ông hướng đến một lý tưởng gọi là karumi, tức sự nhẹ nhàng thanh thoát tìm thấy ngay giữa cuộc đời ô trọc.(Theo Wikipedia).
Năm 1682 Bashō am bị cháy, ông dời về Koshu và từ đó lấy bút hiệu là Bashō (Ba Tiêu). Năm sau ông trở về Edo và dựng lại "ba tiêu am". Bắt đầu từ đây, định mệnh thơ haikai rơi vào tay của Bashō: ông đã sáng tạo ra một phong cách mới là Shōfu (Tiêu Phong, ẩn ý về đời người nghệ sĩ như những tàu lá ba tiêu bị xé tan trong gió những đêm giông bão), một phong cách dung hợp giữa sự trào lộng đời thường của haikai đương thời với yếu tố tao nhã tâm linh của thể thơ renga (liên ca) cổ điển. Ông cũng dần hoàn thiện một loại thơ ngắn 17 âm tiết trong 3 câu 5+7+5 từ những câu đầu (hokku) của thể thơ renga và thể thơ cực ngắn ấy về sau được mọi người biết đến với cái tên đã trở thành bất hủ - haiku.
Trong đời mình Basho đã thực hiện nhiều chuyến hành hương dài khắp nước Nhật và đến năm 1693, ông quyết định đóng cửa sống trong cô tịch, không tiếp khách. Người ta nói cánh cửa nhà ông chỉ mở ra khi có một biến cố lớn, như hoa triêu nhan nở bên hàng dậu chẳng hạn. Trong thời gian này, cuộc đời và thơ ca của ông hướng đến một lý tưởng gọi là karumi, tức sự nhẹ nhàng thanh thoát tìm thấy ngay giữa cuộc đời ô trọc.(Theo Wikipedia).
1
Con quạ
Ngồi trên cành cây khô
Chiều thu.
Con quạ
Ngồi trên cành cây khô
Chiều thu.
2
Người thợ đập đá
Ngồi nghỉ bên dàn hoa bìm bìm
Cuộc đời này thật buồn.
Người thợ đập đá
Ngồi nghỉ bên dàn hoa bìm bìm
Cuộc đời này thật buồn.
3
Con ếch
Nhảy xuống ao tù
Tiếng nước té.
Con ếch
Nhảy xuống ao tù
Tiếng nước té.
4
Làng này, vùng núi này
Nơi không ai lui tới
Sẽ rất buồn nếu không buồn.
Làng này, vùng núi này
Nơi không ai lui tới
Sẽ rất buồn nếu không buồn.
6
Nước thủy triều nông
Chân sếu ẩm ướt
Vì hơi lạnh từ biển.
Nước thủy triều nông
Chân sếu ẩm ướt
Vì hơi lạnh từ biển.
9
Đã mùa thu
Có lý do để già
Đám mây và con chim.
Đã mùa thu
Có lý do để già
Đám mây và con chim.
12
Trăng
Một nhà sư
Mang trăng đi qua bãi cát.
Trăng
Một nhà sư
Mang trăng đi qua bãi cát.
14
Biển xanh
Sóng vỡ có mùi rượu gạo
Trăng sáng đêm nay.
Biển xanh
Sóng vỡ có mùi rượu gạo
Trăng sáng đêm nay.
15
Trong thảm hoa màu trắng
Đêm
Chuyển thành ngày.
Trong thảm hoa màu trắng
Đêm
Chuyển thành ngày.
16
Người ta buồn vì vượn khóc
Trẻ khóc thì sao?
Gió thu.
Người ta buồn vì vượn khóc
Trẻ khóc thì sao?
Gió thu.
19
Không hóa thành bướm
Mùa thu
Đang chín dần, thành mồi cho sâu.
Không hóa thành bướm
Mùa thu
Đang chín dần, thành mồi cho sâu.
20
Sắp thu
Càng muốn ngồi
Trong căn phòng trải bốn chiếu.
Sắp thu
Càng muốn ngồi
Trong căn phòng trải bốn chiếu.
22
Thủy triều dâng
Con sếu bước trên đôi chân ngắn
Nước quá gối.
Thủy triều dâng
Con sếu bước trên đôi chân ngắn
Nước quá gối.
23
Đêm trăng lặng yên
Có thể nghe trong tán lá
Tiếng sâu ăn hạt dẻ.
Đêm trăng lặng yên
Có thể nghe trong tán lá
Tiếng sâu ăn hạt dẻ.
26
Khóm liễu ngủ mơ màng
Tôi cứ nghĩ họa mi
Là linh hồn của nó.
Khóm liễu ngủ mơ màng
Tôi cứ nghĩ họa mi
Là linh hồn của nó.
28
Những cánh hoa dưa
Rơi thành tiếng xuống đất
Hoa lãng quên?
Những cánh hoa dưa
Rơi thành tiếng xuống đất
Hoa lãng quên?
37
Uống trà sáng
Nhà sư
Lặng im như hoa cúc.
Uống trà sáng
Nhà sư
Lặng im như hoa cúc.
39
Đêm thu, mưa
Nước chảy thành dòng trên lá chuối
Tôi ngồi nghe tiếng đêm.
Đêm thu, mưa
Nước chảy thành dòng trên lá chuối
Tôi ngồi nghe tiếng đêm.
41
Trong chuồng bò
Muỗi kêu o o
Làm đen thêm cái nóng.
Trong chuồng bò
Muỗi kêu o o
Làm đen thêm cái nóng.
42
Trên đường này
Một mình không bạn
Đêm thu.
Trên đường này
Một mình không bạn
Đêm thu.
45
Hoa cúc thơm, trong vườn
Chiếc dép mòn
Trơ đế vẹt.
Hoa cúc thơm, trong vườn
Chiếc dép mòn
Trơ đế vẹt.
46
Lơ đãng
Nghe lời đưa tiễn
Nhớ mùa thu ở Kisô
Lơ đãng
Nghe lời đưa tiễn
Nhớ mùa thu ở Kisô
53
Im lặng mênh mông
Càng im lặng bởi tiếng dế
Tắt dần phía đền Núi Đá.
Im lặng mênh mông
Càng im lặng bởi tiếng dế
Tắt dần phía đền Núi Đá.
54
Trong mơ, gió xuân thổi
Cánh hoa bay tả tơi
Tỉnh dậy còn nghe tiếng rơi.
Trong mơ, gió xuân thổi
Cánh hoa bay tả tơi
Tỉnh dậy còn nghe tiếng rơi.
58
Chiếc lưỡi lửa yếu ớt
Dầu lắng tận đáy đèn
Buồn sao!
Chiếc lưỡi lửa yếu ớt
Dầu lắng tận đáy đèn
Buồn sao!
61
Hoa tàn
Hạt rơi xuống đất
Như những giọt nước mắt.
Hoa tàn
Hạt rơi xuống đất
Như những giọt nước mắt.
62
Đông hay Tây
Đều đau khổ đời này
Dửng dưng gió thổi.
Đông hay Tây
Đều đau khổ đời này
Dửng dưng gió thổi.
63
Trung Thu
Dạo nhiều vòng quanh hồ
Toàn đêm đen quanh hồ.
Trung Thu
Dạo nhiều vòng quanh hồ
Toàn đêm đen quanh hồ.
66
Đêm, chiếc bình vỡ
Nước trong bình đóng băng
Chợt tỉnh.
Đêm, chiếc bình vỡ
Nước trong bình đóng băng
Chợt tỉnh.
67
Trăng, hay trời đã sáng?
Sống lười, theo ý mình
Thế là đã hết năm.
Trăng, hay trời đã sáng?
Sống lười, theo ý mình
Thế là đã hết năm.
71
Chiếc tổ cò ngả nghiêng trên cây
Phía dưới, nơi không có gió
Anh đào nở hoa thản nhiên.
Chiếc tổ cò ngả nghiêng trên cây
Phía dưới, nơi không có gió
Anh đào nở hoa thản nhiên.
72
Ngôi nhà không có đàn bà
Cả bông hoa trắng trên bờ dậu
Cũng làm tôi ớn lạnh.
Ngôi nhà không có đàn bà
Cả bông hoa trắng trên bờ dậu
Cũng làm tôi ớn lạnh.
74
Có phải gió
Thổi mạnh làm gãy cành thông?
Tiếng nước té thật mát.
Có phải gió
Thổi mạnh làm gãy cành thông?
Tiếng nước té thật mát.
75
Dòng suối trong
Con cua nhỏ
Theo chân tôi bò lên.
Dòng suối trong
Con cua nhỏ
Theo chân tôi bò lên.
76
Đời quả xấu xa
Nhưng chừng nào có anh ở đời
Tôi còn bị đời lôi cuốn.
Đời quả xấu xa
Nhưng chừng nào có anh ở đời
Tôi còn bị đời lôi cuốn.
77
Hồn bay theo trăng
Sáng ngời trên núi
Để xác tôi trong bóng tối.
Hồn bay theo trăng
Sáng ngời trên núi
Để xác tôi trong bóng tối.
78
Đừng xem đời là quán trọ
Khi anh, như tôi
Muốn được ngủ đêm nay trong quán trọ.
Đừng xem đời là quán trọ
Khi anh, như tôi
Muốn được ngủ đêm nay trong quán trọ.
80
Bỏ phí cuộc đời
Là người
Không bỏ phí cái gì.
Bỏ phí cuộc đời
Là người
Không bỏ phí cái gì.
82
Chỉ tiếng nước làm bạn
Căn lều cô đơn
Như chỗ lặng giữa hai đợt sóng.
Chỉ tiếng nước làm bạn
Căn lều cô đơn
Như chỗ lặng giữa hai đợt sóng.
85
Trăng tròn
Bảy bài hát dài của người đàn bà
Hướng về phía biển.
Trăng tròn
Bảy bài hát dài của người đàn bà
Hướng về phía biển.
94
Cuối xuân, chim buồn
Cá khóc
Mắt đầy lệ.
Cuối xuân, chim buồn
Cá khóc
Mắt đầy lệ.
98
Yên tĩnh
Tiếng dế kêu
Thấm từng kẽ đá.
Yên tĩnh
Tiếng dế kêu
Thấm từng kẽ đá.
102
Trên chuông đại nhà chùa
Con bướm đêm
Co mình, ngủ.
Trên chuông đại nhà chùa
Con bướm đêm
Co mình, ngủ.
104
Trăng
Chiếu xiên rặng tre
Chim cu kêu.
Trăng
Chiếu xiên rặng tre
Chim cu kêu.
107
Chuông chùa tắt
Hương hoa đêm
Làm chuông ngân thêm.
Chuông chùa tắt
Hương hoa đêm
Làm chuông ngân thêm.
113
Tôi đi
Anh ở lại
Hai mùa thu.
Tôi đi
Anh ở lại
Hai mùa thu.
123
Dẫu còn yếu gầy
Vô cớ
Bụi cúc đâm bông.
Dẫu còn yếu gầy
Vô cớ
Bụi cúc đâm bông.
127
Ốm
Ngồi nhai tảo khô
Cát giữa hai hàm răng.
Ốm
Ngồi nhai tảo khô
Cát giữa hai hàm răng.
135
Mọi người ngày một già
Đám thanh niên Êbisu
Còn làm họ già thêm.
Mọi người ngày một già
Đám thanh niên Êbisu
Còn làm họ già thêm.
153
Mặt trời ngày đông
Bóng tôi đóng băng
Trên lưng ngựa.
Mặt trời ngày đông
Bóng tôi đóng băng
Trên lưng ngựa.
Tuyệt vời...
Trả lờiXóaHôm qua ra dự ngày thơ Việt Nam lần tứ XIV, tôi có đến lều thơ HaiKu đàm đạo, học hỏi về thể thơ mới lạ này. Sau cuộc trao đổi tôi lại thấy mê bởi nó ngắn, cô đọng và rộng mở. Khoảng cách của tác giả và độc giả cứ đan xen nhau thành ra mê. Về tra trên mạng thấy bài viết Thái Bá Tân hay hay liền mang về cho mọi người cùng đọc chơi.
XóaTrên trang của anh thấy có một số bài thơ HaiKu Việt khá hay.
Có kinh nghiệp gì về thơ HaiKu chúng ta trao đổi, tôi rất muốn có đôi bài về thể loại này mà khó quá. Chúng ta hợp tác nhé!
Cám ơn anh đã chia sẻ.
MRC Sang thăm anh HT và đọc thơ Haiku rồi suy ngẫm nè ...
Trả lờiXóa15ph rồi vẫn chưa thích nghi với Haiku....hiiiii..
CHÚC ANH CÙNG HỘI ĐỒNG TRANG THƠ HSTQ LUÔN VUI VẺ & CÓ NHIỀU BÀI VIẾT HAY NỮA NHÉ!...
Tôi đã đăng bài:
XóaBài thơ này có hay không?
Rất hay. Bởi đọc ta không hiểu gì!
Đấy là những bài thơ Hàn Lâm, Bác Học của các nhà thơ chuyên nghiệp. Còn thơ ta thuộc loại bình dân, không hay về vần điệu, ngôn từ... mà thích.
Thơ HaiKu là thể thơ mới, bài dịch trên đây là thơ của các nhà thơ lão làng Nhật Bản thì trừu tượng là lẽ đương nhiên.
Thành thật nhé: Tôi tha về đây nhưng đọc cũng u u minh minh như anh thôi.
Úm ba la chúng ta đều thế; nhưng tôi quyết học và quyết làm được đôi bài mới chịu anh MRC ạ.
Chân thành cám ơn anh.
Thân ái: Hải Thăng